sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để khắc phục các khiếm khuyết về răng. Vậy răng bị hô hàm trên có niềng được không? Đâu là cách hiệu quả để khắc phục hô răng hàm trên? Cùng giải đáp thông qua bài viết sau đây.

Răng bị hô hàm trên là gì?

Răng bị hô hàm trên là gì?

Hô hàm là tình trạng hàm trên hoặc cả hai hàm phát triển quá mức bình thường so với cấu trúc gương mặt. Hô hàm làm sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe của mọi người. Với những người hô hàm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện như:

  • Cười hở lợi.

  • Răng cửa chìa ra trước nhiều hơn so với mức bình thường.

  • Khi quan sát từ góc nghiêng, khuôn miệng người hô hàm trên sẽ chìa ra nhiều.

Với những người răng bị hô hàm trên nặng, khi ở trạng thái nghỉ, có thể môi sẽ không thể khép lại, khiến vùng răng cửa bị lộ ra ngoài.

[cta-braces-tea]

Các dạng hô hàm trên thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến hô hàm trên rất đa dạng, từ các yếu tố nội sinh như di truyền bởi thế hệ trước,... đến các yếu tố ngoại sinh bên ngoài như thói quen xấu từ nhỏ như ngậm ti giả, đẩy lưỡi, mút tay, chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến quá trình mọc răng, phát triển xương mất cân đối làm các răng mọc lệch, mọc đè lên nhau khiến hàm bị hô.

Theo các nha sĩ, răng bị hô hàm trên thường có 3 dạng:

  • Hô do răng: các trục răng phát triển không đồng đều, răng hàm trên có xu hướng chìa ra ngoài.

  • Hô do xương: răng có thể phát triển bình thường nhưng xương hàm nhô ra phía trước nhiều, mặt lồi.

  • Hô kết hợp cả xương và răng: xương hàm hô ra phía trước kèm theo trục răng chìa ra bên ngoài nhiều. Nhìn góc nghiêng khuôn mặt sẽ lồi, nhô môi.

Răng bị hô hàm trên có niềng được không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng hô. Đối với trường hợp răng bị hô hàm trên do răng, niềng răng có thể mang lại hiệu quả cao, giúp các răng đều đẹp, gương mặt trở nên hài hòa.

Những trường hợp hô do xương, niềng răng vẫn có thể mang lại hiệu quả đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu mức độ hô xương nặng thì cần có sự can thiệp của biện pháp phẫu thuật chỉnh xương.

Với những người gặp tình trạng hô do cả xương và răng, có thể điều trị kết hợp bằng cả niềng răng và phẫu thuật chỉnh xương. 

Quy trình niềng răng hô tại Up Dental

Up Dental là địa chỉ niềng răng chuyên sâu tại Hồ Chí Minh điều trị hầu hết các tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc, răng sai khớp cắn bằng các phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng Invisalign,...

Tại Up Dental, niềng răng hô sẽ trải qua các bước sau đây: 

1. Thăm khám tư vấn tình trạng răng hô

Sau khi được nhân viên tư vấn về dịch vụ niềng răng tại nha khoa, bạn sẽ được chụp phim X-Quang, lấy dấu mẫu hàm để kiểm tra độ sai lệch của răng. Dựa vào kết quả phim chụp X-Quang, Bác sĩ sẽ xác định được bạn thuộc dạng răng hô nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị niềng răng thích hợp.

2. Ký hợp đồng niềng răng

Hợp đồng cam kết niềng răng cung cấp đầy đủ các thông tin như tình trạng răng của khách hàng, kết quả dự đoán sau khi tháo niềng, thời gian niềng răng mất bao lâu và chi phí ra sao… Bản hợp đồng bắt buộc phải có chữ ký của Bác sĩ niềng răng chính và sự đồng ý của khách hàng.

3. Điều trị tổng quát

Để quá trình niềng răng được diễn ra suôn sẻ, trước khi gắn mắc cài bạn sẽ được thăm khám tổng quát và điều trị một số bệnh răng miệng nếu có như viêm nha chu, chữa tủy, trám răng, viêm nướu,... việc này giúp răng khỏe mạnh và chịu được lực siết tốt hơn khi niềng.

4. Gắn khí cụ niềng răng

Sau khi đã điều trị tổng quát, Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng và chỉ định các khí cụ phù hợp để tạo tiền đề cho quá trình niềng răng sau này. Một số khí cụ có thể được sử dụng như thun tách kẽ, khâu, nong hàm,...

5. Gắn mắc cài

Bạn sẽ chính thức bước vào quá trình niềng răng bằng việc được Bác sĩ gắn mắc cài. Mắc cài sẽ được gắn lên thân răng, kết nối với dây cung bằng thun niềng cố định để tạo lực siết giúp răng dịch chuyển

6. Tái khám định kỳ (di chuyển răng)

Khi đã gắn mắc cài, mỗi tháng bạn sẽ được nha khoa đặt lịch hẹn và tiến hành thăm khám định kỳ. Trong mỗi lần thăm khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra răng và đưa ra những chỉ định phù hợp như cắm minivis, nhổ răng,... để tạo điều kiện cho răng dịch chuyển thuận lợi. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng chính sách niềng răng trả góp, mỗi lần tái khám bạn sẽ thanh toán thêm chi phí niềng răng khoảng 1 triệu/tháng.

7. Tháo mắc cài, duy trì kết quả

Thời gian niềng răng trung bình từ 1 - 3 năm. Khi xem xét răng niềng đã đáp ứng các tiêu chí chỉnh nha và được sự thống nhất của khách hàng với Bác sĩ, chúng ta sẽ kết thúc quá trình niềng răng bằng việc tháo mắc cài và bước vào giai đoạn duy trì kết quả với hàm duy trì.

Bảng giá niềng răng trả góp tại Up Dental:

[cta-phuong-phap]

>>>Tìm hiểu thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng