sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Có nhiều thông tin cho rằng niềng răng ảnh hưởng đến thần kinh làm cho nhiều người hoang mang lo lắng. Trên thực tế theo các chuyên gia Bác sĩ cho biết niềng răng là phương pháp an toàn, không sử dụng các thủ thuật xâm lấn và không ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh như nhiều người nghĩ, tuy nhiên những trường hợp nhổ răng khi niềng cũng cần hết sức chú ý. Cùng tìm hiểu chi tiết “Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh” ngay trong bài viết này.

Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không

Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không là thắc mắc của khá nhiều người khi tìm hiểu về niềng răng và đặt câu hỏi khi tư vấn niềng răng tại Nha khoa niềng răng chuyên sâu Up Dental. Trên thực tế niềng răng chỉ tác động lên răng, dùng các khí cụ chỉnh nha tác động lực từng chút một, có tính toán để nắn chỉnh răng dịch chuyển trên cung hàm về vị trí đúng như mong muốn, lực siết răng này rất nhẹ cần thời gian dài mới có thể di chuyển được răng. Và niềng răng không có bất kỳ mối liên hệ nào với các dây thần kinh. Nhiều người lầm tưởng niềng răng ảnh hưởng đến thần kinh vì cho rằng phương pháp niềng sẽ đụng đến các dây thần kinh gần các răng.

Trên thực tế, các dây thần kinh nằm sâu ở dưới chân răng, được bảo vệ rất kỹ chứ không nằm tùy tiện ở các vị trí để các dụng cụ có thể chạm vào được. Và để xác định việc niềng răng có phải nhổ chiếc răng nào và có ảnh hưởng đến dây thần kinh nào hay không Bác sĩ sẽ phải cần chụp phim X-Quang mới xác định nên hay không nên nhổ răng ấy, và phải nhổ đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp nhổ răng khi niềng răng ảnh hưởng đến dây thần kinh vị giác, khiến người bệnh không cảm nhận được mùi vị hoặc đau đầu triền miên, thường thì khi cần nhổ răng niềng, các Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 4 răng 4, răng khôn hoặc răng nanh. Nếu thao tác nhổ răng không đảm bảo kỹ thuật, nha khoa không uy tín, hay Bác sĩ nhổ răng không được đào tạo chuyên môn sẽ có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh cũng như sức khỏe.

niềng răng có ảnh hưởng thần kinh không

[cta-braces-tea]

>>Xem thêm: Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Niềng răng có ảnh hưởng gì khác không

Niềng răng có ảnh hưởng tới khuôn mặt không?

Có rất nhiều bạn lầm tưởng rằng việc niềng răng có thể làm cho khuôn mặt trở nên đẹp hơn như mũi cao, cằm V-line hay môi trở nên đầy đặn hơn, và vô tình hiểu nhầm rằng niềng răng là phương pháp làm đẹp an toàn thay cho phẫu thuật thẩm mỹ. Rõ ràng, việc niềng răng và phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt là 2 phương pháp hoàn toàn khác nhau. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha không xâm lấn còn phẫu thuật thẩm mỹ là phương pháp làm đẹp có xâm lấn trực tiếp và xương hàm bộ phận cần thay đổi. 

Vậy lý do gì mà nhiều người lại nghĩ niềng răng có thể làm thay đổi khuôn mặt như vậy? 

Trên thực tế là có khá nhiều trường hợp sau khi niềng răng thì khuôn mặt trở nên xinh đẹp hơn, mũi trông thanh thoát cao hơn, cằm cũng gọn và khuôn mặt cân đối… và những lý do thay đổi tích cực nhờ niềng răng đó là việc răng đã được cải thiện đều đẹp, cung hàm trên và dưới đã đúng tỷ lệ vô tình tạo ra sự thay đổi hài hòa mà trước giờ chưa được cải thiện. 

Niềng răng có thể thay đổi khuôn mặt và cũng có thể không thay đổi khuôn mặt, tùy thuộc vào từng cấu tạo khuôn mặt, tình trạng răng mà có người sau niềng khuôn mặt thay đổi nhiều, có người sau niềng thì răng đẹp nhưng khuôn mặt không có sự thay đổi. Giải thích cho lý do thay đổi đó là:

  • Thay đổi trước và sau niềng ở phần khuôn mặt: Có thể trước khi niềng, tình trạng sai lệch khớp cắn, 2 hàm trên và dưới không khớp nhau dẫn đến hai bên khuôn mặt có sự chênh lệch, sau khi niềng răng được nắn chỉnh khuôn hàm đúng tỷ lệ hai bên mặt đều nhau khiến cho khuôn mặt cân đối hài hòa đẹp hơn trước niềng.

  • Thay đổi trước và sau niềng ở phần mũi: Trường hợp thay đổi mũi có thể trước khi niềng gặp tình trạng hô, khi hàm trên được kéo vào và giảm hô thì trông mũi cũng sẽ thanh thoát và cao hơn.

  • Thay đổi trước và sau ở phần cằm: Nhiều người niềng xong sở hữu chiếc cằm V-line là vì trong quá trình niềng được thực hiện nâng khớp, kéo lùi hàm dưới về sau hoặc răng hàm dưới được dàn đều ra nên sau niềng phần cằm sẽ thon gọn và trông có vẻ dài ra.

>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Việc niềng răng sử dụng bộ khí cụ dây cung, mắc cài kéo răng hằng tháng khiến nhiều người lo lắng rằng niềng răng sẽ làm cho răng bị yếu đi, đặc biệt với những trường hợp răng phức tạp thì bệnh nhân càng lo lắng nhiều hơn. Nhưng trên thực tế thì việc niềng răng không làm yếu răng, trừ khi tay nghề của Bác sĩ không cao, không có kinh nghiệm niềng, điều chỉnh lực kéo và vật liệu nha khoa không đảm bảo thì mới có thể làm yếu răng sau niềng.

Chính vì vậy mà việc niềng răng có làm yếu răng hay không phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề, lực kéo của bác sĩ. Nếu bác sĩ thực hiện điều trị niềng răng đúng quy trình, bệnh nhân tuân thủ các chỉ định điều trị của Bác sĩ thì kết quả niềng răng sẽ rất tốt và không hề làm răng yếu đi. Chính vì vậy trước khi niềng bạn cần cân nhắc lựa chọn kỹ nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh trường hợp răng bị yếu sau niềng.

Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng việc niềng răng sẽ không làm răng yếu đi nếu chọn đúng nha khoa và Bác sĩ có tay nghề cao, niềng răng còn giúp cho khả năng ăn nhai tốt hơn bởi sau niềng 2 hàm răng sẽ chuẩn tỷ lệ, khớp nhau và khuôn mặt cũng hài hòa cân xứng hơn.

>>Xem thêm: Top 10 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

Niềng răng có bị hóp má không?

Trên nguyên lý chỉnh nha thì niềng răng không gây hóp má, nhưng trên thực tế nhiều người niềng răng thường xảy ra tình trạng bị hóp má, và nguyên nhân cho việc hóp má khi niềng răng cũng có khá nhiều vấn đề. Cùng điểm qua các nguyên nhân và cách khắc phục hóp má khi niềng răng nhé.

  • Hóp má khi niềng do mất răng lâu ngày: Việc mất răng lâu ngày và không được phục hồi cắm implant sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng hóp má bởi tiêu xương ổ răng. Trong trường hợp này bạn cần trao đổi với bác sĩ để tiến hành cắm implant ở vị trí răng bị mất tránh tình trạng tiêu xương ổ răng và hóp má ngày càng nặng

  • Hóp má do thói quen ăn nhai: Khi niềng răng nếu bạn lười ăn nhai, hoặc chỉ tập trung nhai 1 bên thì phần hàm ít ăn nhai sẽ bị teo cơ, các cơ dần chùng xuống và gây nên tình trạng hóp má. Chính vì vậy khi niềng bạn nên ăn nhai đều 2 bên hàm

  • Hóp má do chế độ ăn uống nghỉ ngơi: Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa và ăn uống không đủ chất, thường xuyên stress và nghỉ ngơi giờ giấc không hợp lý sẽ là nguyên nhân gây hóp má chính vì vậy bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của mình thật khoa học

  • Hóp má do kỹ thuật chỉnh nha không đúng: Với những trường hợp bác sĩ không có tay nghề, vật dụng nha khoa thô sơ và lực kéo mạnh sẽ làm cho răng lung lay, mất răng và gây nên tình trạng hóp má. Chính vì vậy cần cẩn thận chọn nha khoa uy tín khi niềng răng.

Niềng răng có bị tụt lợi không?

Khi niềng răng vẫn sẽ xảy ra những vấn đề không mong muốn, trong đó việc tụt lợi trong quá trình niềng răng không còn là điều xa lạ. Nhiều bạn vẫn thường bị tụt lợi trong quá trình niềng răng bởi những nguyên do sau:

  • Tụt lợi do lực kéo răng không phù hợp: Trường hợp mắc cài không tương xứng với tình trạng răng và lực kéo răng mạnh hơn mức chịu đựng của răng sẽ khiến cho răng lung lay và vấn đề tụt lợi xảy ra, tình trạng này diễn ra lâu ngày thì sẽ nặng hơn và có nguy cơ mất răng. 

  • Tụt lợi do các bệnh lý răng trong khi niềng: trong quá trình niềng nếu răng mắc phải tình trạng viêm lợi viêm nha chu thì răng sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn, dễ dẫn đến vấn đề tụt lợi khi niềng. Cần báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời

  • Tụt lợi do mảng bám vôi răng nhiều: Khi vôi răng tích tụ nhiều và lâu ngày sản sinh vi khuẩn và khiến cho răng gặp các bệnh lý như sâu răng viêm nướu, viêm nha chu nếu không xử lý kịp thời sẽ bị tụt nướu. Chính vì vậy khi niềng răng bạn cần phải vệ sinh răng thật kỹ và sạch sẽ.

  • Tụt lợi do chải răng sai cách: nếu bạn thường xuyên chải răng theo chiều ngang với lực mạnh lâu ngày sẽ khiến cho cổ chân răng bị mòn và phần lợi sẽ bị tụt xuống, chân răng sẽ lồi ra và răng sẽ dần trở nên nhạy cảm và ê buốt. Vì vậy mà cần phải chải răng đúng cách, chải nhẹ nhàng theo hình tròn để tránh bị tụt lợi nhé

Review tháo niềng răng thành công

Khách hàng: Hoàng Trọng Nhân

“Trước và sau khi tháo niềng mình thấy răng nó đã khít hơn và nó hết hô nhiều. Ngoài ra, nhìn vào nó đều và tự tin hẳn lên. Khi mình gặp mọi người ở ngoài, mới đầu người ta cũng nói sao dạo này răng đẹp quá vậy, thì lúc đó mình cũng thấy vui, tự tin. Nói chung cũng giúp ích nhiều trong công việc, ví dụ khi tháo xong gặp ai mình cũng tự tin cười, chào giao tiếp bình thường.”

Khách hàng: Thị Thảo Quyên

“Thay đổi nhiều, cười tươi hơn, tại vì lúc trước em cười khuôn miệng không được đẹp, với lại nó hơi lệch, bây giờ nó đều, cười khung hàm nhìn đẹp hơn lúc trước nhiều lắm.”

Khách hàng: Như Anh

" Em rất vui, khoe với mẹ con đã tháo niềng rồi. Em vui vì vượt qua được một chặng đường, vượt qua chính nỗi đau của mình. Niềng răng trong suốt một thời gian dài rất khó khăn, khi em đến Up Dental nỗi đau đã được giảm xuống nhiều. Khi đã trải qua em tự tin em chia sẻ chân thành khi các bạn hỏi đến, em chắc chắn Up Dental là địa chỉ uy tín nhất mà em có thể giới thiệu cho các bạn. Từ nay về sau em sẽ có nụ cười tự tin để giao tiếp với mọi người, em cảm giác cuộc sống của mình đã sang trang mới, và em tự nhủ cố lên nữa nha Như Anh."

nieng-rang-co-anh-huong-gi-khong

Chia sẻ trải nghiệm niềng răng

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng