Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayÊ răng khi niềng răng là một trong những biểu hiện của răng nhạy cảm, thông thường răng bị ê buốt khi phải xúc tác với các những tác động bên ngoài như việc ăn các đồ quá lạnh, quá nóng hay chua… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nguyên nhân gây ê buốt răng và cách khắc phục tốt
Ê răng khi niềng răng là hiện tượng báo hiệu răng của bạn đang gặp những tổn thương, nhạy cảm, răng yếu hơn so với mức độ bình thường, đây là một dạng bệnh lý của răng. Biểu hiện của răng ê buốt khá rõ ràng, người bị ê buốt răng có thể cảm nhận được những cơn đau ê bất chợt từ răng. Hoặc có thể do răng phải các thực phẩm gây xúc tác và ê buốt răng.
Ê răng khi niềng răng có thể răng đang bị tổn thương do bị mất lớp men răng, chức năng bảo vệ ngà răng cũng giảm đi hoặc đang trong quá trình niềng răng. Khi răng đang ê, nhạy cảm bạn cần chú ý cẩn thận trong việc chăm sóc cũng như ăn uống hơn.
>>Xem thêm:
Niềng răng giá bao nhiêu. Bảng giá niềng răng mới nhất
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu tại Up Dental
Niềng răng trả góp 1 triệu/tháng tại nha khoa Up Dental
[cta-braces-tea]
Niềng răng là thời điểm nhạy cảm của răng, bởi các răng luôn trong trạng thái dịch chuyển sinh lý từng chút một trên cung hàm nên những cảm giác đau hay ê buốt là khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân chủ quan của chúng ta làm răng ê buốt trong quá trình niềng răng
Chức năng bảo vệ ngà răng cũng giảm đi và lộ ngà răng, thường xuyên ăn các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, hay chứa nhiều axit làm mài mòn lớp men răng.
Tụt nướu, xói mòn chân răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng nhạy cảm và trở nên ê buốt. Chính vì vậy bạn cần loại bỏ ngay thói quen chải răng theo chiều ngang vì rất dễ làm mòn men răng và chân răng.
Các loại trái cây như chanh, xoài rất dễ làm mòn men răng nên hạn chế ăn và các nước uống như soda chưa tính acid gây mòn men răng và lộ ngà răng. Bệnh nghiến răng cũng là nguyên nhân hầu hết gây nhạy cảm cho răng khiến răng ê buốt.
Trong những ngày tái khám siết răng thì những cơn đau và ê buốt răng kéo đến rõ rệt nhất, đồng thời răng cũng ê buốt khi tiếp xúc với thực phẩm quá nóng hay quá lạnh đây là tình trạng rất phổ biến khi men răng bị mòn, tụt nướu. Khi axit trong thức ăn tiếp xúc với chân răng, khi dùng bàn chải cứng hay đánh răng sai cách đều dẫn tới ê buốt.
>>Xem thêm:
Niềng răng có đau không? Niềng răng bao lâu mới hết đau?
[Giải đáp] Niềng răng có nguy hiểm không?
Đeo niềng răng trong bao lâu? Lưu ý khi đeo niềng răng
Khi nướu hạ thấp xuống để lộ bề mặt chân răng dẫn đến tình trạng ê buốt rất khó chịu, mất đi tính thẩm mỹ, thức ăn dễ dàng bị giắt lại ở kẽ răng. Đặc biệt, khi không còn nướu che phủ thì phần cổ răng và chân răng rất dễ bị mòn khuyết do cọ xát từ thức ăn và bàn chải khi đánh răng.
Ngoài ra ê buốt răng cũng xuất phát từ việc bạn ăn các loại thực phẩm quá cứng, hoặc quá dai, đòi hỏi lực nhai nhiều. Điều này tác động trực tiếp lên răng sẽ làm cho răng ê buốt.
Những Bác sĩ có tay nghề niềng răng không tốt hay đốt cháy giai đoạn sử dụng lực siết lớn kéo răng nhanh sẽ khiến tình trạng răng bị ê buốt kéo dài, thậm chí là hàm răng sẽ bị xô lệch.
Nền răng yếu cũng là một nguyên nhân gây ê buốt răng trong quá trình kéo răng, những ai có tình trạng răng không khỏe mạnh khi hệ thống khí cụ mắc cài, dây cung kết hợp lực siết răng của Bác sĩ sẽ khiến răng bạn đau ê từ 1 - 2 tuần.
Để khắc phục tình trạng răng ê buốt này, bạn có thể:
Lựa chọn những loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
Sử dụng nước muối để súc miệng
Không nên ăn thực phẩm quá nóng hay quá lạnh, thực phẩm có tính Axit cao.
Dùng bàn chải đánh răng mềm, chải răng đúng cách
Những ngày siết răng nên ăn cháo, các dạng thức ăn loãng hoặc được hầm chín kỹ, giảm sức nhai. Không ăn các thực phẩm quá cứng
Tuân thủ các chỉ định của Bác sĩ trong quá trình niềng
Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để niềng răng
>>Xem thêm: Hóp thái dương khi niềng răng - Nguyên nhân và cách khắc phục
Chắc hẳn với cách làm trên, tình trạng răng ê nhức khi niềng sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời chúng tôi cũng hướng dẫn bạn chải răng đúng cách trong quá trình niềng răng.
Hướng dẫn chải răng đúng cách
Bước 1: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc cả răng lẫn nướu.
Bước 2: Chải nhẹ nhàng mặt ngoài của 2 – 3 răng với động tác rung và xoay tròn tại chỗ.
Bước 3: Di chuyển bàn chải đến nhóm răng kế tiếp và lặp lại động tác trên. Chải mặt trong các răng tương tự.
Bước 4: Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng trước.
Bước 5: Kéo bàn chải theo hướng từ ngoài vào trong.
Bước 6: Đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng chải từ sau ra trước và rung nhẹ.
Bước 7: Chải lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường hoặc bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn tạo mùi hôi. Hai mục đích chính của việc chải răng hiệu quả phải là: làm sạch răng và xoa nắn nướu. Thời gian đủ để chải sạch răng là khoảng 2 – 3 phút.
Bước 8: Làm sạch khoang miệng và lưỡi, cuối cùng, hãy rửa sạch miệng trước khi bước ra khỏi phòng tắm.
Khi răng đang gặp các vấn đề ê buốt bạn không nên tác động lực lên răng như ăn nhai thức ăn cứng, không đánh răng, chải răng mạnh. Không ăn các thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng sẽ khiến cho răng bạn càng trở nên ê buốt hơn. Trong trường hợp các răng ê buốt và nhiều và bạn không thể chịu được những cơn ê buốt ấy thì hãy đến gặp Bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0901.327.278
Website: https://updental.vn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@updental01