sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng có bị chạy lại không là lo lắng của nhiều bạn. Để có được hiệu quả này phải trải qua một hành trình dài 2-3 năm với nhiều công sức và tiền bạc. Thế nên nhiều bạn cũng băn khoăn răng niềng răng có bị chạy lại không? Cùng Up Dental tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé.

Niềng răng có bị chạy lại không? 

Sau khi tháo niềng, bạn sẽ có một nụ cười mới tươi tắn, tự nhiên hơn, răng được xếp đều trên cung hàm, khớp cắn chuẩn. Đây là thành quả sau khi kiên trì đồng hành cùng nha khoa. Vì đã phải nỗ lực rất nhiều, sử dụng tiền bạc và chi phí để kiến tạo nụ cười mới, nên người niềng không chỉ quan tâm niềng răng có đau không mà cũng chú ý rất nhiều về độ dài lâu của kết quả. 

Niềng răng có bị chạy lại không? 

Ngoài thông tin về bảng giá niềng răng, chính sách niềng răng trả góp thì các câu hỏi như niềng răng có bị chạy lại không? Liệu có bị tái phát sau niềng hay không? - là nỗi lo lắng chung của nhiều người.

Chạy răng xảy ra khi chân răng chưa được cố định bền vững vào trong xương hàm và nướu, dễ bị tác động và dịch chuyển. Giải đáp câu hỏi niềng răng có bị chạy lại không, Bác sĩ chuyên sâu cho biết nếu bạn không chăm sóc và đeo hàm duy trì đúng cách có thể khiến răng chạy lại vị trí cũ. 

[cta-braces-tea]

Dấu hiệu nhận biết răng bị chạy lại sau niềng 

Một số ít trường hợp răng có thể bị chạy lại sau khi tháo niềng, không đạt trạng thái lý tưởng như vừa mới tháo. Nếu không xử lý kịp thời rất có thể hai hàm sẽ dịch chuyển và một lần nữa sai lệch khớp cắn. Bạn nên quan sát tình trạng răng và đến thăm khám ngay khi có những dấu hiệu sau:

Dấu hiệu nhận biết răng bị chạy lại sau niềng 

  • Răng dịch chuyển dần về vị trí cũ

  • Răng có khe thưa, lùi vô trong hoặc nhô ra bất thường

  • Chân răng lung lay, hơi ê

Song trường hợp răng bị chạy lại sau niềng cũng sẽ phân theo mức độ nặng nhẹ để có phương án giải quyết, cân nhắc niềng lại lần 2. 

Nguyên nhân khiến răng bị chạy lại sau niềng

1. Do tay nghề Bác sĩ 

Nếu không may mắn tìm được địa chỉ niềng răng uy tín, gặp phải tay nghề Bác sĩ kém sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Trong đó có trường hợp răng bị chạy lại sau niềng do không xác định được đâu là vị trí phù hợp cho từng răng, không tính toán đúng về lực kéo, thời gian di chuyển. 

Để yên tâm, hạn chế rủi ro răng bị chạy lại sau niềng, bạn có thể tham khảo nha khoa niềng răng chuyên sâu với gần 10 năm kinh nghiệm tại TP.HCM. Hiện tại nha khoa có các phương pháp đa dạng như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng Invisalign. 

[cta-phuong-phap]

2. Do không đeo khay duy trì

Hàm duy trì có tác dụng ổn định nha hàm sau khi niềng răng, đảm bảo kết quả về sau. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì trong một thời gian nhất định. Nếu không tuân thủ chỉ dẫn của Bác sĩ về cách đeo và thời gian đeo hàm duy trì sẽ làm răng nhanh 

Nguyên nhân khiến răng bị chạy lại sau niềng

3. Do chăm sóc răng miệng sai cách

Quá trình chăm sóc răng miệng sau niềng rất quan trọng, nếu không ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng sẽ là tác nhân khiến răng chạy lại sau niềng. Bên cạnh đó một số bạn không từ bỏ triệt để những thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng,... cũng sẽ khó để ổn định chân răng. 

Cách khắc phục khi răng bị chạy lại sau niềng 

Tình huống răng bị chạy lại sau niềng không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi gặp phải trường hợp đáng buồn này, trước hết hãy bình tĩnh và tìm hướng giải quyết.

Cách khắc phục khi răng bị chạy lại sau niềng 

  • Mức độ nhẹ

Bạn cần đến nha khoa niềng răng của mình và tiến hành chụp X - Quang. Thông qua đó, Bác sĩ sẽ đánh giá và phát hiện những vấn đề răng miệng đang gặp phải. Răng bị chạy lại có thể do một hoặc vài chiếc răng mọc ngầm tác động làm cho cả hàm răng có xu hướng bị dịch chuyển. 

Bác sĩ có thể cân nhắc nhổ răng ngầm và chỉ định đeo hàm duy trì để ổn định. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đeo hàm duy trì đủ thời gian và đúng cách nhé. 

  • Mức độ nặng

Nếu mức độ chạy lại nghiêm trọng, Bác sĩ có thể chỉ định niềng răng lại lần 2. Nếu vấn đề tái phát sau niềng là do tay nghề Bác sĩ, bạn có thể cân nhắc chuyển nha khoa. Cái răng cái tóc là góc con người, hãy đảm bảo nha khoa bạn niềng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của bộ Y tế, Bác sĩ giỏi chuyên môn, thiết bị nha khoa hiện đại và vật liệu chỉnh nha chất lượng cao. 

Những lưu ý quan trọng để ngăn ngừa răng chạy lại sau niềng

1. Đeo hàm duy trì đúng cách, đủ thời gian 

Về thời gian: Tùy vào từng trường hợp cụ thể Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo khí cụ duy trì khác nhau. Thông thường sẽ đeo tối thiểu 6 tháng - 1 năm, mức độ nặng có thể đeo 2-3 năm. Bạn cần tuân thủ đeo xuyên suốt trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Về sau Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng ổn định của răng và cân nhắc rút ngắn thời gian đeo khí cụ

Bảo quản hàm duy trì: Nếu sử dụng hàm duy trì tháo lắp, bạn cần vệ sinh kỹ lưỡng và bảo quản hàm thật tốt. Điều này giúp hàm sử dụng được lâu, hạn chế ố vàng và viêm nhiễm.

  • Bước 1: Khi tháo ra bạn nhớ bảo quản hàm duy trì trong khay hộp chuyên dụng để tránh được tình trạng vỡ hoặc bị mất. Làm sạch hàm duy trì ngay sau khi bạn lấy ra khỏi răng.

  • Bước 2: Chải nhẹ nhàng bằng nước ấm. Lưu ý không nên sử dụng kem đánh răng vì có thể gây ra tình trạng xước và giảm tuổi thọ của dụng cụ. 

  • Bước 3: Làm sạch mặt trong của hàm duy trì bằng tăm bông.

  • Bước 4: Ngâm trong viên vệ sinh chuyên dụng được nha sĩ khuyên dùng, và cùng với nước ấm

Những lưu ý quan trọng để ngăn ngừa răng chạy lại sau niềng

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi thành công sở hữu nụ cười đẹp bạn hãy giữ thói quen chăm sóc kỹ lưỡng như lúc còn trong quá trình niềng để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ hạn chế mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… Ngoài ra hãy cạo vôi răng khoảng 6 tháng/lần để loại bỏ những mảng bám gây ố vàng răng. 

3. Tái khám sau niềng

Sau khi tháo niềng, khoảng thời gian tái khám sẽ lâu hơn, khoảng 6 tháng/ lần. Bạn hãy sắp xếp công việc để tái khám sau niềng đúng hẹn. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng ổn định của răng, điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường, bệnh lý phát sinh.

4. Ăn uống nhẹ nhàng 

Không còn mắc cài trên răng, việc ăn uống thoải mái hơn nhiều, tuy nhiên bạn không nên quá chủ quan. Trong thời gian đầu mới tháo niềng, hãy lưu ý:

  • Bổ sung canxi, vitamin, khoáng chất… 

  • Ăn những thức ăn mềm, nấu chín kỹ dễ nhai

  • Hạn chế thức ăn quá dai hoặc cứng

  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, axit cao vì dễ gây tổn hại đến men răng.

5. Từ bỏ thói quen gây hại cho răng

Những thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, cắn vật cứng, cắn móng tay, nhai kẹo cao su... là một trong những nguyên nhân khiến răng sai lệch. Nếu sau khi tháo niềng bạn lại tiếp tục duy trì những hành động này thì khả năng cao răng sẽ bị chạy lại. Vậy nên hãy từ bỏ triệt để nhé. 

Tìm hiểu thêm:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng