Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayDây cung niềng răng là khí cụ không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha. Dây cung niềng răng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các mắc cài mà còn tạo ra áp lực cần thiết để dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn. Mời bạn tham khảo 5 loại dây cung trong niềng răng và tác dụng từng loại ở bài viết này.
Dây cung niềng răng là một khí cụ không thể thiếu trong quá trình niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ. Dây cung có tác dụng tác động lực để di chuyển răng theo định hướng của mắc cài. Thông thường dây cung có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với mắc cài trên thân răng.
Với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống thông thường, sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt các dây cung vào khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn niềng răng mắc cài tự buộc thì dây cung sẽ trượt tự động trong rãnh mắc cài, do đó bác sĩ sẽ không cần phải can thiệp quá nhiều.
[cta-braces-tea]
>> Xem thêm: Bảng giá niềng răng mới nhất tại Up Dental
Dây cung và thun là hai khí cụ quan trọng giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất. Ở mỗi giai đoạn, dây cung có vai trò khác nhau, cùng Up Dental tìm hiểu dưới này nhé.
Vì đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng nên dây cung sử dụng đòi hỏi phải có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao. Vì vậy, loại dây cung lý tửng để sử dụng trong giai đoạn này là dây cung Tini. Công dụng là căn chỉnh răng đều về đúng vị trí trên cung hàm, giúp thực hiện dễ dàng các bước chỉnh nha tiếp theo.
Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất, bởi vì bạn có thể thấy được sự cải thiện rõ rệt đối với hàm răng và khuôn mặt của mình. Loại dây cung được sử dụng ở giai đoạn này là Stainless Steel, nó có vai trò điều chỉnh răng phía trước và sự chênh lệch giữa hai hàm.
Dây cung niềng răng thường được sử dụng ở giai đoạn này là Niti, nó giúp điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định. Thông thường, 2 giai đoạn chỉnh nha trên tiến triển tốt thì giai đoạn này chỉ mất khoảng 2 - 8 tuần để thực hiện chỉnh khớp cắn.
Dây cung niềng răng (Archwire) thường được chế tạo từ một số hợp kim, phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim niken – titan (NiTi) và hợp kim Titan – Beta. Từ thành phần chế tạo, có thể kể đến 5 loại dây cung trong niềng răng với kích thước khác nhau. Cụ thể như sau:
Các kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc được sử dụng trong ngành nha khoa từ năm 1887 bởi nhà khoa học Edward Angle. Đây là loại dây cung có khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao, nhược điểm là chi phí lớn. Thành phần chính của dây làm bằng kim loại quý sẽ là Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Palladi (5 – 10%), Đồng(11 – 18%) và Niken (1 – 2%).
Dây cung chỉnh nha thép không gỉ được ra tung ra thị trường vào năm 1929, đây là vật liệu đầu tiên dùng để thay thế việc dây cung hợp kim quý trong chỉnh nha. Hợp kim thép có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với kim loại quý. Chúng cũng có độ cứng, chống ăn mòn và độ dẻo cao nên dễ dàng chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp. Các hợp kim thép không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium (17 – 25%) và Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).
Trong những năm 1950, dây cung hợp kim cobalt-chromium bắt đầu được sử dụng trong chỉnh nha với thành phần bao gồm coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%). Loại dây này có lực kéo mạnh nhưng độ cứng tương đối yếu, nên không thể điều trị các ca chỉnh nha phức tạp. Vì vậy, dây cung chỉnh nha Cobalt – Chromium ít được sử dụng trong điều trị ngày nay.
Loại dây cung này được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler vào năm 1960. Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường cho tới nay, dây cung niềng răng Niti vẫn là loại hợp kim được sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các loại niềng răng mắc cài. Với thành phần bao gồm 55% Niken và 45% Titanium, có độ cứng thấp, siêu dẻo, độ đàn hồi cao.
Dây cung niềng răng này với thành phần bao gồm Titanium (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%). Hợp kim này được biết đến với tên thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Đây là một loại dây cung có thể tăng giảm chiều dài trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, mang lại hiệu quả tương đối tốt trong chỉnh nha.
>> Xem thêm: Bảng giá niềng răng trả góp 1 triệu/tháng tại nha khoa Up Dental
Niềng răng mắc cài kim loại có cấu tạo đặc trưng là dây cung được cố định trong các rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Thun đặc biệt có độ đàn hồi tốt, giữ dây cung ổn định để đảm bảo quá trình chỉnh răng được diễn ra liên tục và hiệu quả cao hơn.
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa được cải tiến từ mắc cài kim loại, nhưng được nhiều người lựa chọn vì có hệ thống nắp trượt thay thế cho dây thun, giữ cố định dây cung vào các mắc cài, giảm ê.
Niềng răng mắc cài sứ giống với phương pháp niềng răng truyền thống, sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Chỉ khác là các mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu trùng với màu răng nên có tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ thông thường. Các mắc cài được làm bằng sứ có chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động ngay trên các rãnh mắc cài, thay thế cho dây thun của các mắc cài thường, giúp giảm ê khi mới mang hơn dùng thun cố định.
Niềng răng mặt trong có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại cao cấp nhưng các mắc cài được gắn vào mặt trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ, giúp khách hàng tự tin khi giao tiếp.
>>> Xem thêm các bài viết:
- Top 12 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM
- Nâng hàm trong niềng răng là gì? Có đau không?
- 5 cách tự chế niềng răng nhiều người sử dụng
Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0901.327.278
Website: https://updental.vn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang
Kênh TikTok: https://www.tiktok.com/@updental01