sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Nâng hàm là một phương pháp kết hợp khi niềng răng nhằm hỗ trợ các răng di chuyển thuận lợi hơn. Nâng hàm có phải là chỉ định bắt buộc khi niềng răng? Những trường hợp nào thì cần nâng hàm, nâng hàm có vai trò như thế nào khi niềng răng. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Nâng hàm trong niềng răng là gì?

nâng hàm trong niềng răng là gì

Với sự hình thành và phát triển quá mức của cấu trúc xương hàm khiến khớp cắn không được đồng nhất gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng rất lớn thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai cũng như cách phát âm.

Nâng hàm trong niềng răng là liệu pháp được thực hiện song song với quá trình niềng răng. Bằng cách sử dụng một số khí cụ đặc biệt như hàm nâng khớp, cục nâng khớp được cố định vào một số vị trí trên hàm răng nhằm đưa khớp cắn dần trở về vị trí chuẩn. Tùy vào độ sai lệch khớp cắn của từng người mà có thời gian nâng hàm khác nhau, thông thường kỹ thuật này sẽ kéo dài khoảng 3 - 12 tháng. Nâng hàm được thực hiện song song khi niềng răng vì thế bạn không cần quá lo lắng năng hàm sẽ làm kéo dài thời gian niềng răng

Một số tình trạng sai lệch do sự phát triển quá mức của xương, niềng răng lúc này chỉ giải quyết một phần khuyết điểm trên răng. Nâng hàm khi niềng răng sẽ tác động đến xương hàm, giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn. Đặc biệt đối với tình trạng khớp cắn sâu, khi niềng răng cửa hàm trên sẽ cọ sát vào mắc cài của răng hàm dưới tạo cảm giác khó chịu, khiến các răng di chuyển khó khăn hơn. Lúc này niềng răng kết hợp nâng hàm sẽ giúp các răng di chuyển thuận lợi, giảm áp lực của hàm trên xuống hàm dưới. Nâng khớp giúp khớp cắn trở nên hoàn hảo hơn, nâng cao hiệu quả chỉnh nha.

[cta-braces-tea]

>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại - Phương pháp niềng răng giá rẻ, hiệu quả cao

Những trường hợp cần nâng hàm trong niềng răng

những trường hợp cần nâng hàm trong niềng răng

Nâng hàm giúp can thiệp vào xương hàm, giúp hàm trở nên cân đối hơn, không phải lúc nào niềng răng cũng cần can thiệp nâng hàm. Dưới đây là một số tình trạng cần nâng hàm:

  • Khớp cắn sâu: đây là một dạng sai khớp cắn gây mất cân đối trên khung hàm. Dấu hiệu nhận biết khớp cắn sâu chính là răng hàm trên phủ ngoài răng hàm dưới khiến cho hàm dưới nằm khuất sâu trong răng hàm trên. Rìa răng hoặc mặt nhai hàm dưới tiếp xúc ở đáy nướu mặt trong răng hàm trên. Răng hàm trên hạ xuống thấp tới nướu ngoài răng hàm dưới

  • Khớp cắn chéo: khớp cắn chéo cũng nằm trong phạm vi điều trị của nâng hàm. Khớp cắn chéo là sự biến dị trong khớp cắn, tạo nên sự sai lệch trên khung hàm. Các nhóm răng mọc theo các phương khác nhau không song song với phương thẳng đứng gây mất cân đối, phá vỡ tính đối xứng trong khung hàm. Hai kẽ răng cửa không nằm trên đường thẳng nối từ mũi đến cằm. Trên cùng một cung răng nhưng các răng bị chia thành nhiều nhóm xô lệch khác nhau, có nhóm răng lệch vào trong, nhóm răng lệch ra ngoài, mất cân xứng và không thể phân biệt được tình trạng răng hô hay móm.

>> Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Nâng hàm trong niềng răng có đau không?

nâng hàm trong niềng răng có đau không

Khi nâng hàm những cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi. Những ngày đầu nâng hàm bạn sẽ cảm thấy vướng víu, kênh cộm, không những vậy bạn có thể bạn sẽ cảm thấy mỏi hàm khi ăn nhai. Nhưng sau một thời gian mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi khớp cắn của bạn được căn chỉnh.

Những lưu ý sau khi nâng hàm trong niềng răng

những lưu ý sau khi nâng hàm trong niềng răng

Để duy trì quá trình niềng răng đạt hiệu quả, những ngày đầu bạn nên dùng những thức ăn mềm như: cháo, sữa, thức ăn cắt nhỏ. Sau khoảng một tuần  bạn có thể ăn uống bình thường nhưng cần tránh những thực phẩm quá dai hoặc cứng. Đồng thời, việc chăm sóc răng miệng bạn cũng nên quan tâm nhiều hơn, Bạn nên sử dụng bàn chải nha khoa, bàn chải kẽ, kết hợp với nước súc miệng và máy tăm nước và tái khám theo lịch bác sĩ chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM 

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng