sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Trong quá trình niềng răng chúng ta phải trải qua bước gắn khâu (band niềng răng). Tuy nhiên không phải ai cũng biết về kỹ thuật này một cách tường tận. Vậy hãy cùng Up Dental tìm hiểu thông tin đầy đủ và chính xác nhất về gắn khâu niềng răng nhé!

Band niềng răng là gì? Tại sao phải gắn band niềng răng?

Band niềng răng là gì?

Band niềng năng hay còn gọi là bước gắn khâu, đây là một vòng kim loại nhỏ được thiết kế theo dạng hình tròn hoặc hơi vuông sao cho phù hợp nhất với hình dáng của răng hàm. Đây là một dụng cụ được sử dụng rộng rãi trong quá trình niềng răng. Hầu hết các ca niềng răng đều cần phải sử dụng band để chịu lực kéo các răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm.

Tại sao cần gắn band niềng răng?

Tại sao phải gắn band niềng răng?

Bước gắn khâu này thường được gắn tại vị trí răng hàm số 6 hoặc số 7, với nhiệm vụ chính là trở thành điểm tựa tạo lực kéo cho hệ thống mắc cài và thun liên hàm giúp quá trình niềng răng diễn ra ổn định và liên tục, mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian niềng răng.

Trên band sẽ có móc để bác sĩ móc dây thun và lò xo, ngoài ra trên band còn có chỗ để luồn dây cung hoặc để gắn các khí cụ khác nhau tùy theo mục đích và lộ trình điều trị của bác sĩ.

[cta-braces-tea]

Gắn band niềng răng có đau không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra “Gắn band niềng răng có đau không?” Theo các Bác sĩ tại Up Dental, gắn band có đau không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người như tình trạng răng, mức độ thưa giữa các răng của người niềng. Nếu răng đã thưa sẵn, khoảng cách các răng hàm xa nhau thì bước gắn khâu niềng răng sẽ dễ dàng, ít hoặc không có bất kỳ cảm giác đau hay khó chịu nào vì có đủ khoảng trống để gắn band.

Ngược lại, nếu răng mọc khít, ít có khoảng trống thì trước khi gắn band niềng răng, bác sĩ sẽ phải thực hiện bước trung gian đó là đặt thun tách kẽ. Việc đặt thun tách kẽ là để nong rộng hai răng, tạo ra khoảng cách vừa đủ giúp đặt khâu vào răng. Đối với quá trình này, cảm giác khó chịu sẽ xuất hiện vì đau nhức, tức răng và khó nhai thức ăn, tuy nhiên chỉ sau vài ngày thì cảm giác này sẽ không còn khi răng đã được tách theo ý của bác sĩ.

Gắn khâu có đau không?

Gắn khâu niềng răng trong thời gian bao lâu?

Quá trình gắn khâu niềng răng sẽ gắn liền với người sử dụng trong suốt hành trình niềng răng, vì như đã nói ở trên thì band có công dụng làm nơi neo giữ, điểm tựa cho lực kéo cho hệ thống mắc cài dây cung.

Sau khi hoàn tất toàn bộ quá trình thẩm mỹ cho răng, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn đến nha khoa để tiến hành tháo bỏ khâu răng và kết thúc quá trình niềng răng. Để đẩy nhanh quá trình niềng răng cũng như tháo khâu răng, thì bạn nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình niềng cũng như cố gắng chăm sóc răng thật tốt. 

4 lưu ý sau khi gắn khâu niềng răng

Việc gắn khâu niềng răng ít nhiều cũng sẽ gây ra một vài cảm giác khó chịu, tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc thì sẽ giảm tình trạng đau nhức một cách đáng kể. Dưới đây là một số lưu ý sau khi gắn khâu bạn có thể tham khảo:

1. Dùng sáp nha khoa

Quá trình niềng không thể tránh khỏi việc mắc cài cọ xát vào miệng, bạn nên sử dụng sáp nha khoa để bọc các phần có thể làm tổn thương, giúp làm giảm tình trạng cọ xát tạm thời.

2. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối sinh lý được mua ở các nhà thuốc có công dụng giúp kháng khuẩn trong một số trường hợp miệng bị viêm hay loét do cọ xát với mắc cài. 

Những lưu ý sau khi gắn band

3. Ăn các thức ăn mềm

Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị chỉnh nha. Ở tuần đầu tiên gắn khâu niềng răng hay mỗi đợt siết răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm và được nấu kỹ để giảm bớt lực nhai của răng

Ngoài việc áp dụng các cách giúp làm giảm đau, các bạn cũng nên lưu ý về việc chăm sóc vệ sinh răng miệng. Việc giữ sạch sẽ và chăm sóc răng miệng đúng cách thì quá trình niềng răng sẽ diễn ra nhanh hơn và tránh được các bệnh lý trong quá trình niềng.

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên chải răng thường xuyên (từ 2 - 3 lần) mỗi ngày sau khi ăn và trước khi ngủ để làm sạch răng, Bởi trong quá trình niềng răng các thức ăn dễ bám vào mắc cài và nếu không vệ sinh kỹ sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, ố vàng răng, gây mất thẩm mỹ. 

Khi bạn biết chải răng đúng cách cũng đồng nghĩa với việc sẽ hạn chế được vô số những nguy cơ gây nên các bệnh lý, các tổn thương trên răng và mô mềm. Ngoài ra bạn cũng nên dùng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng trong quá trình niềng như chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải kẽ… Để làm sạch thức ăn bám trên răng mắc cài và các kẽ răng.

Hy vọng với những nội dung hữu ích trên, có thể giúp bạn hiểu hơn về giai đoạn gắn band khi niềng răng. Nếu bạn đang tìm hiểu về niềng răng nhưng còn nhiều thắc mắc thì bạn có thể gửi tin nhắn đến Up Dental để các bạn trợ lý bác sĩ hỗ trợ giải đáp giúp bạn nhé.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng