sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Răng móm là một trong những tình trạng sai khớp cắn với biểu hiện răng cửa hàm dưới đưa ra trước so với răng cửa hàm trên, cằm nhô về phía trước làm gương mặt trông bị lõm. Răng móm cần phải điều trị càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao và giảm độ phức tạp khi điều trị ở giai đoạn trưởng thành.

Niềng răng là phương pháp được áp dụng phổ biến để khắc phục răng móm, giúp khách hàng cải thiện thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng ăn nhai tốt. Quá trình niềng răng móm diễn ra như thế nào? Bạn niềng cần lưu ý gì trong khi niềng răng móm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Răng móm là gì?

Răng móm là từ ngữ phổ thông để chỉ tình trạng sai lệch tương quan khớp cắn giữa 2 hàm, trong đó răng hàm dưới có biểu hiện phát triển quá mức và phủ phía ngoài răng hàm trên. Bên cạnh yếu tố di truyền thì răng móm còn xuất phát từ các thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay, cắn bút, đẩy lưỡi, thói quen thở miệng,...

Răng móm là gì?

Một số dấu hiệu nhận biết người bị răng móm là: 

  • Khuôn mặt dạng lõm.

  • Khi quan sát góc nghiêng sẽ thấy cằm và môi dưới đưa ra trước.

  • Ở trạng thái nghỉ, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

Răng móm có thể gặp từ rất nhỏ, ở hàm răng sữa và nếu không được điều trị, sẽ tiếp tục nặng lên ở tuổi trưởng thành, không những gây ảnh hưởng nhiều đến ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý mà còn gây khó khăn cho điều trị. Răng móm nếu được phát hiện sớm, loại bỏ các thói quen xấu và điều trị trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng sẽ đem lại hiệu quả cực kì cao. 

[cta-braces-tea]

Răng móm có niềng được không?

Niềng răng là một trong những phương pháp hiệu quả để khắc móm tình trạng răng móm. Thông qua các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, thun niềng (đối với niềng răng mắc cài kim loại và niềng răng mắc cài sứ), khay niềng trong suốt với niềng răng Invisalign, răng sẽ được sắp đều về vị trí mong muốn và giúp khớp cắn đạt chuẩn.

Răng móm có niềng được không?

Có các loại niềng răng móm phổ biến hiện nay là:

Mỗi loại niềng răng đều có mức chi phí và ưu nhược điểm riêng. Bạn nên tham khảo kỹ thông tin để lựa chọn cho mình một phương pháp niềng phù hợp.

Quá trình niềng răng móm diễn ra như thế nào?

Tại địa chỉ niềng răng Up Dental, quy trình niềng răng móm chuẩn Y khoa được diễn ra với 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khám tổng quát và tư vấn

Khi bạn đến nha khoa tư vấn, Bác sĩ khám răng - miệng tổng quát. Bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm, chụp phim X-quang, ảnh chụp trong miệng, ngoài mặt và mẫu hàm giúp Bác sĩ phân tích chính xác tình trạng răng, lên kế hoạch điều trị rõ ràng.

Giai đoạn 2: Điều trị tổng quát

Trước khi gắn mắc cài Bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng...để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Giai đoạn 3: Gắn khí cụ

Tuỳ vào tình trạng răng mà Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ cho bạn như tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu…

Quy trình niềng răng móm chuẩn Y khoa

Giai đoạn 4: Gắn dây cung và mắc cài

Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cào để tạo lực siết di chuyển răng. Ở giai đoạn này, bạn sẽ được Bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng.

Giai đoạn 5: Tái khám niềng răng

Sau khi tiến hành gắn mắc cài, thông thường khoảng 3 đến 6 tuần, Bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để điều chỉnh dây cung và mắc cài. Khi tái khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra các mắc cài, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…

Giai đoạn 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

Nhận thấy răng bạn đã đều và ổn định, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Ở giai đoạn này để đảm bảo răng không di chuyển về vị trí ban đầu, sau khi tháo niềng, Bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thường xuyên để răng ổn định.

Có những lưu ý gì trong quá trình niềng răng móm?

Niềng răng móm là quá trình dài và liên tục, để đạt được kết quả điều trị cao như mong đợi, bạn cần:

  • Tái khám định kỳ: Bạn cần tái khám theo lịch hẹn với Bác sĩ (2-4 tuần/1 lần) để được điều chỉnh lực kéo của mắc cài sao cho phù hợp giúp răng di chuyển về đúng vị trí như mong đợi. Tránh trì hoãn lịch hẹn vì nếu có dấu hiệu bất thường, Bác sĩ sẽ không kịp điều chỉnh, do đó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng của khách hàng.

  • Tuân thủ lời dặn của Bác sĩ: Đeo thun liên hàm, thun hạng III ít nhất 22 tiếng mỗi ngày (trừ khi ăn nhai) để điều chỉnh tương quan hai hàm về vị trí mong muốn. Trường hợp rơi mắc cài hay các khí cụ trong miệng thì nên giữ lại và tái khám càng sớm càng tốt. 

  • Một vài giai đoạn trong quá trình niềng răng có thể gây đau. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm với các phương pháp thông thường (uống thuốc giảm đau, chườm lạnh) bạn cần liên hệ với Bác sĩ chỉnh nha để được kiểm tra và điều chỉnh lực tác dụng lên răng.  

  • Bạn nên ăn đồ mềm trong giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài vì răng lúc này bị nhạy cảm, dễ bị đau khi ăn đồ dai cứng. 

Có những lưu ý gì trong quá trình niềng răng móm

Tóm lại, quá trình điều trị răng móm đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nguyên nhân, thời điểm điều trị và mức độ nặng của tình trạng móm. 

Ở tuổi nhỏ, xương hàm còn đang tăng trưởng, việc điều trị sẽ ưu tiên loại bỏ thói quen xấu (như đẩy lưỡi, thở miệng) và dùng khí cụ chỉnh hình xương để kéo xương hàm trên ra trước, làm hạn chế hàm dưới phát triển ra trước và và xoay xương hàm dưới ra sau. 

Ở tuổi trưởng thành, điều trị móm có thể bằng phương pháp niềng răng với các trường hợp nhẹ hoặc vừa. Còn trường hợp nặng ở tuổi trưởng thành đôi khi cần điều trị niềng răng kết hợp phẫu thuật.

>>> Xem thêm các bài viết:

[lien-he]

Thẩm định răngThẩm định răng