sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Cười hở lợi là một trong những vấn đề gây mất thẩm mỹ cho nụ cười. Nhiều người thường tìm đến phương pháp niềng răng để chữa trị. Vậy niềng răng có chữa hết cười hở lợi? Cùng đọc bài viết bên dưới nhé!

Cười hở lợi là gì?

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa cười hở lợi là gì, chúng ta cần biết về định nghĩa của một nụ cười đẹp. Nụ cười đẹp chính là khi cười, đường cười cách cổ răng từ 1 - 2mm, răng cửa khẽ chạm nhẹ vào bờ môi dưới, nếu đường cười cách cổ răng quá 3mm sẽ gây ra tình trạng cười hở lợi.

Cười hở lợi trên thực tế không phải là một bệnh lý nhưng nụ cười hở lợi sẽ làm cho chúng ta trở nên kém duyên hơn, thiếu tự tin để thể hiện một nụ cười thoải mái. Nhiều sao Việt như Băng Di trong bộ phim “Gạo nếp gạo tẻ”, hay nữ diễn viên xinh đẹp nóng bỏng Elly Trần cũng đôi lần ngại ngùng dùng tay che miệng khi cười trước ống kính bởi nụ cười hở lợi của mình. Và còn nhiều hơn thế nữa những bạn trẻ cũng đang gặp tình trạng cười hở lợi, cản trở những vấn đề phát triển trong sự nghiệp, tình yêu...

Điều đáng buồn lòng là cười hở lợi có nhiều mức độ và một sự thật với những ai gặp phải tình trạng hở lợi nặng thì khi cười dường như 90% có thói quen dùng tay che miệng, cười mỉm hoặc tệ hơn là “nhịn” cười dù rằng tâm hồn các bạn thích sự vui vẻ. 

cười hở lợi là gì

[cta-braces-tea]

Những biểu hiện cười hở lợi

Dưới đây là bốn trường hợp biểu hiện mức độ cười hở lợi từ nhẹ đến rất nặng, bạn có thể vừa đọc vừa dùng gương xem nụ cười mình có đang nằm trong mức độ biểu hiện nào không nhé

1. Cười hở lợi mức độ nhẹ

Biểu hiện là khi cười, lợi (nướu) hiện ra nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của răng.

2. Cười hở lợi mức độ trung bình

Biểu hiện của trường hợp này là khi cười phần lợi (nướu) hiện nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của răng.

3. Cười hở lợi mức độ nặng

Biểu hiện của trường hợp này là khi cười phần lợi (nướu) hiện nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng.

4. Cười hở lợi mức độ rất nặng

Biểu hiện của trường hợp này là khi cười phần lợi (nướu) hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng.

[cta-cam-nang]

>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại - Phương pháp niềng răng giá rẻ, hiệu quả cao

Nguyên nhân cười hở lợi

Xét về nguyên nhân cười hở lợi nhiều người sẽ nghĩ rằng “à cười hở lợi do bẩm sinh, lớn lên đã thấy cười hở lợi” Câu trả lời này chưa thực sự đúng và rất chung chung vì trên thực tế thì cười hở lợi xuất phát từ rất nhiều nguyên do không chỉ lý do ở lợi (nướu) gây nên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cười hở lợi như: do răng ngắn kích thước của răng ngắn hơn với mức bình thường, dẫn đến sự chênh lệch với chiều dài của lợi. Cười hở lợi cho cơ môi ngắn, cho dù tỉ lệ kích thước của răng và lợi cân đối nhưng do cơ môi ngắn, khi cười sẽ đẩy lên cao gây ra hở lợi. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác đó chính là do tỉ lệ chiều dài của lợi dài hơn răng, lợi bẩm sinh phát triển mạnh nên sẽ gây mất cân đối khi cười sẽ xuất hiện phần lợi nhiều. 

Điểm danh 4 nguyên nhân làm bạn cười hở lợi chi tiết hơn sau đây:

1. Cười hở lợi do răng ngắn

Do răng ngắn, tỷ lệ kích thước của răng nhỏ hơn tỷ lệ chuẩn. Tỷ lệ giữa răng thấp hơn lợi (nướu). Điều này vô tình làm nướu dài hơn và dẫn đến cười hở lợi, mặc dù cơ môi hoàn toàn bình thường.

2. Cười hở lợi do xương ổ răng dài

Xương ổ răng dài, vòm xương hàm phát triển quá mạnh  khiến cho nướu bị đẩy ra trước nhiều, khi cười môi kéo lên gây ra cười hở lợi.

3. Cười hở lợi do cơ môi ngắn

Mặc dù tỉ lệ răng và môi hoàn toàn cân đối, nhưng khi trong trường hợp cơ môi ngắn, khi cười sẽ bị đẩy lên cao khiến lộ nhiều phần lợi.

4. Cười hở lợi do do lợi (nướu)

Lợi phát triển mạng do bẩm sinh khiến phần lợi dài và dày, lợi bám thấp chiếm nhiều chiều cao của răng cũng là nguyên nhân gây cười hở lợi.

nguyên nhân chữa cười hở lợi

Niềng răng có thực sự chữa cười hở lợi?

Nhiều người cho rằng niềng răng là phương pháp chữa cười hở lợi hiệu quả, bởi có những trường hợp sau khi tháo niềng đã sở hữu nụ cười hoàn hảo, đạt thẩm mỹ. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít sự vỡ mộng vì nụ cười hở lợi vẫn không thuyên giảm bởi trên thực tế chưa có một nghiên cứu khoa học nào về ngành nha khoa nói rằng niềng răng chữa cười hở lợi, niềng răng có giảm cười hở lợi không sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng và cấu trúc của răng.

Niềng răng chỉ giúp giảm cười hở lợi, không hoàn toàn chữa cười hở lợi. Chính vì vậy nếu xem niềng răng là một phương pháp trị cười hở lợi là không chính xác. Để biết được tình trạng răng của mình có giảm cười hở lợi sau khi niềng không, bạn cần thăm khám trực tiếp với Bác sĩ mới có những kết quả nhận định chính xác nhất.

niềng răng có chữa được cười hở lợi không

Niềng răng chỉ thật sự có tác dụng đối với những trường hợp cười hở lợi nhẹ, hoặc các trường hợp cười hở lợi do răng ngắn, khi niềng răng quá trình chỉnh nha sẽ giúp điều chỉnh cung hàm, kéo răng dài hơn. Từ đó tạo nên sự cân đối hài hòa giữa lợi và răng, khi đó bạn nở nụ cười, bạn sẽ thấy rằng mình không còn gặp phải tình trạng cười hở lợi nữa. Và đây cũng là một lợi ích bị hiểu lầm lớn đối với niềng răng bởi không phải trường hợp nào của cười hở lợi niềng răng cũng chữa khỏi.

Đối với những trường hợp cười hở lợi từ mức độ trung bình đến rất nặng, bạn cần có sự thăm khám, tư vấn của Bác sĩ một cách chính xác nhất để điều trị. Đừng vội vàng đọc một vài nguồn kiến thức không đáng tin cậy, hay nghe theo kết quả từ người khác truyền tai nhau chọn phương pháp niềng để chữa cười hở lợi, vì ứng với tình trạng răng mỗi người sẽ cho ra một kết quả khác không ai có thể giống ai, có thể đối với người khác niềng răng sẽ giảm hở lợi nhưng với tình trạng răng của bạn thì lại không.

[cta-bao-gia]

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM

Các phương pháp chữa cười hở lợi hiệu quả

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên mức độ cười hở lợi bạn đang gặp. Bạn càn thăm khám với Bác sĩ để một lần nữa kiểm tra chính xác tình trạng cười hở lợi của mình. Sau khi đã biết được tình trạng cười hở lợi của mình, Bác sĩ sẽ đề ra các giải pháp chữa cười hở lợi dựa vào những nguyên nhân gây ra. Cùng Up Dental điểm qua phương pháp chữa cười hở lợi của bốn nguyên nhân trên nhé.

1. Chữa cười hở lợi do răng ngắn

Đối với nguyên nhân này Bác sĩ sẽ tiến hành làm tiểu phẫu giúp cho răng dài ra bằng cách cắt nướu hoặc mài xương ổ răng. Tuy nhiên khả năng cắt nướu sẽ được Bác sĩ chỉ định rất cao. 

2. Chữa cười hở lợi do xương ổ răng dài

Với nguyên nhân này chúng ta có thể điều trị bằng phương pháp niềng bằng cách lún răng và xương tuy nhiên mức độ cải thiện sẽ được Bác sĩ đưa ra chính xác nhất. Bên cạnh đó thì phương pháp phẫu thuật xương hàm cũng sẽ được đề xuất, và đối với phương pháp này, cần Bác sĩ thực hiện phải giỏi, tay nghề cao.

3. Chữa cười hở lợi do cơ môi ngắn

Phẫu thuật nâng cơ môi hoặc làm dài môi khi đó, cơ môi sẽ được điều chỉnh để làm giảm lực kéo khi cười, môi sẽ không bị kéo quá nhiều. Hoặc Bác sĩ sẽ tạo hình làm kích thước môi dài hơn với những trường hợp môi quá ngắn, giúp hết hở lợi khi cười

4. Chữa cười hở lợi do lợi (nướu)

Trong trường hợp cười hở lợi do lợi, nướu phát triển vượt mức bình thường, Bác sĩ sẽ tiến hành tỉa nướu/ cắt lợi. Đối với phương pháp chữa cười hở lợi này khá nhẹ nhàng bạn sẽ không cảm thấy đau đớn. Trong những tuần đầu tiên sau khi tỉa nướu bạn nên kiêng cử ăn uống đồ quá cứng, hay tác động đến vùng nướu, sau vài tuần bạn sẽ hồi phục nhanh chóng.

phương pháp chữa cười hở lợi

>> Xem thêm: Bảng giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Cắt lợi có đau không? Lưu ý sau khi cắt lợi

Cắt lợi hay còn gọi là tỉa nướu là phương pháp giúp làm lộ thân răng, giúp răng trông dài hơn và khắc phục được nhược điểm cười hở lợi. Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách, và làm phẫu thuật để điều chỉnh giúp cho răng bộc lộ ra bên ngoài. Cắt lợi là phương pháp khá an toàn ít gây xâm lấn, trong quá trình cắt lợi Bác sĩ cũng sẽ tiêm tê nên bạn sẽ không cảm thấy đau, nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng có thể bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu lúc này bạn có thể uống thuốc giảm đau theo toa thuốc được Bác sĩ kê đơn. Chỉ khâu sau khi cắt lợi là loại chỉ thẩm mỹ nên bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm rằng cắt lợi không để lại sẹo.

Một số lưu ý sau khi cắt lời chính là việc ăn uống và vệ sinh răng trong vùng khoang miệng. 

  • Tuân thủ uống các loại thuốc chống viêm, chống phù nề mà Bác sĩ đã kê đơn tầm 3 - 7 ngày là sẽ khỏi

  • Những ngày sau khi cắt nướu thì ăn các loại thức ăn mềm, lỏng như cháo loãng

  • Từ tư 3 - 7 ngày đầu khi cắt xong, không dùng bàn chải đánh răng, nên dùng các loại nước súc miệng diệt khuẩn, và trong thời gian sau đó có thể dùng bàn chải bình thường

  • Không ăn các loại thức ăn quá cay, nóng hay nhiều axit sẽ rất dễ gây kích ứng và viêm nướu.

  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất để nhanh phục hồi

  • Tái khám theo đúng chỉ định của Bác sĩ.

lưu ý sau khi cắt lợi

[cta-tu-van]

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng