sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Niềng răng hô có phải nhổ răng không là câu hỏi của rất nhiều người, nhất là những người sợ đau. Tuy nhiên nhổ răng khi niềng còn phụ thuộc vào từng trường hợp cũng như bạn cần lắng nghe chỉ định của Bác sĩ.

Niềng răng hô có phải nhổ răng không?

Niềng răng là quá trình sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Bên cạnh việc đeo mắc cài thì niềng răng còn trải qua rất nhiều bước để đi đến một hàm răng đều đẹp, trong đó có nhổ răng. Mục đích chính của nhổ răng là giúp tạo khoảng trống trên cung hàm để các răng còn lại có không gian dịch chuyển một cách tốt nhất. 

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Thông thường, khi niềng răng, răng số 4 và răng số 8 thường được chỉ định nhổ. Răng số 4 nằm giữa khung hàm, nếu nhổ sẽ thuận tiện cho việc di chuyển của răng cửa phía trước và răng hàm phía trong. Ngoài ra, răng số 4 ít có chức năng ăn nhai hơn các răng khác, do đó, khi mất đi sẽ không có nhiều ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, răng số 8 còn được gọi là răng khôn. Ở nhiều địa chỉ niềng răng, các Bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng khôn để tránh tình trạng mọc lệch, làm xô đẩy các răng ảnh hưởng đến quá trình niềng cũng như duy trì kết quả sau niềng. Răng khôn không có chức năng ăn nhai và nằm ở trong cùng, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn và nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy răng cũng cao hơn so với các răng khác. Việc loại bỏ răng số 8 còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp niềng răng hô nào cũng cần nhổ răng, Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng niềng, phim chụp X-quang để xác định các răng ngầm, răng mọc lệch và đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Ở một số trường hợp, ngoài nhổ răng thì bác sĩ còn chỉ định thêm các bước như nong hàm, khí cụ nới rộng cung hàm để tạo khoảng trống và điều trị dứt điểm tình trạng hô. Có lẽ đọc tới đây bạn cũng đã có câu trả lời cho mình về việc niềng răng hô có phải nhổ răng không? Vậy mời bạn cùng theo dõi tiếp nội dung tiếp theo để biết những trường hợp nào thì cần nhổ răng để niềng nhé.

[cta-braces-tea]

Những trường hợp niềng răng hô cần nhổ răng

Hiện nay niềng răng có nhiều phương pháp khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng không mắc cài,... đi kèm chính sách niềng răng trả góp. Đối với một số trường hợp thì việc nhổ răng để niềng là bắt buộc để có khoảng trống tạo điều kiện cho các răng dịch chuyển. Dưới đây là các trường hợp có thể sẽ cần nhổ răng.

Những trường hợp niềng răng hô cần nhổ răng

  • Hàm có quá nhiều răng: với những người không bị rụng răng sữa hay xảy ra tình trạng răng mọc ngầm thì thường được chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống khi niềng.

  • Răng hô, móm: để khắc phục tình trạng hô, móm thì Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bớt các răng để đảm bảo quá trình niềng đạt kết quả tốt nhất.

  • Răng mọc lệch, chen chúc, lộn xộn: tình trạng răng này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Để cung răng đều đẹp hơn thì nhổ răng là chỉ định cần thiết.

  • Lệch khớp cắn: việc nhổ răng khi niềng răng cho những trường hợp bị sai khớp cắn sẽ giúp tạo ra khoảng trống dịch chuyển, điều chỉnh chuẩn khớp hơn và giảm thiểu nguy cơ bị sai khớp cắn trong tương lai.

Những trường hợp không cần nhổ răng khi niềng

Những trường hợp niềng răng hô không cần nhổ răng

Trước khi bắt đầu niềng răng bạn cần trải qua các bước thăm khám tổng quát và chụp x-quang để xác định tình trạng và hình dạng cung răng. Dưới đây là một số trường hợp không cần nhổ răng để niềng răng:

  • Người bị thiếu răng bẩm sinh.

  • Những người bị răng thưa.

  • Người có cung hàm rộng.

  • Người mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy dẫn đến mất răng.

  • Trẻ em niềng răng không cần nhổ răng vì xương và răng chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ dàng cho việc nắn chỉnh.

Những lưu ý cần biết sau khi nhổ răng

Những lưu ý sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng xong, có thể bạn sẽ gặp một số phản ứng như đau vùng nhổ răng, chảy máu, sưng mặt, khó ăn uống. Đây là những biểu hiện khá bình thường, dưới đây là những lưu ý dành cho bạn sau khi nhổ răng:

  1. Cắn chặt gòn trong 30 phút. Sau khi nhả gòn ra vẫn thấy còn chảy máu thì thay cục gòn khác, cắn chặt khoảng 15 phút nữa.

  2. Trong khi cắn gòn nếu có nước bọt trong miệng thì nên nuốt xuống.

  3. Không khạc nhổ, phun mạnh sau khi nhả gòn.

  4. Không dùng tăm, tay chạm vào ổ răng mới nhổ.

  5. Đánh răng như lúc bình thường, tránh vị trí mới nhổ.

  6. Không súc nước muối, nước súc miệng trong 3 - 4 ngày sau khi nhổ răng.

  7. Tránh ăn ở bên mới nhổ răng, nên ăn đồ nguội, mềm trong hai ngày đầu.

  8. Có thể chườm đá vào ngày thứ nhất để giảm sưng, từ ngày thứ hai thì chườm nước ấm để tăng lưu thông máu.

  9. Có thể uống thuốc giảm đau theo toa của Bác sĩ, nếu uống thuốc cảm thấy khó chịu hoặc nổi mề đay, dị ứng thì ngưng thuốc và gọi ngay cho Bác sĩ.

  10. Với trường hợp chảy máu: Cắn chặt bông gòn, chườm đá, nếu chảy máu nhiều, không cầm được thì quay lại trung tâm.

Tham khảo thêm bảng giá niềng răng tại nha khoa Up Dental:

[cta-phuong-phap]

>>>Xem thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng