Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayPhần đông các bạn niềng răng đều được Bác sĩ chỉ định đeo thun liên hàm để điều chỉnh hàm trên và hàm dưới ăn khớp với nhau và tạo thành khớp cắn lý tưởng nhất. Thun liên hàm đem lại rất nhiều lợi ích nhưng đeo thun liên hàm bị đau thì phải làm sao? Có cách nào làm giảm đau khi đeo thun liên hàm?
Đeo thun liên hàm niềng răng khó tránh khỏi cảm giác bị căng tức khó chịu khi răng bị tác động lực và bắt đầu di chuyển. Tuy nhiên, bạn không nên tháo thun ra vì như vậy sẽ kéo dài thời gian điều trị niềng răng. Có một số cách xử lý đau khi đeo thun liên hàm, bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Thun liên hàm được đặt tên theo chức năng của chúng: Được gắn ở hàm trên và nối xuống hàm dưới, để tạo lực kéo cho răng dịch chuyển ở cả hai hàm. Tác dụng của việc đeo thun liên hàm là để canh chỉnh khớp cắn giữa hai hàm sao cho đều nhau và di chuyển răng về đúng đường giữa mặt. Bên cạnh đó, thun liên hàm còn có thể kéo răng khểnh, mọc không đều, không nằm trong cùng 1 cung hàm về vị trí thẳng đều. Đối với niềng răng mắc cài kim loại thường, niềng răng mắc cài kim loại tự khóa, niềng răng mắc cài sứ, thun liên hàm sẽ được móc vào mắc cài có sẵn ở hàm trên và hàm dưới để kéo các răng về vị trí như mong muốn.
Thun liên hàm là một vòng cao su được làm từ nhựa tự nhiên nguyên chất, có độ dày và lực được đo một cách chính xác. Thun có độ dày và đường kính khác nhau, phù hợp với nhiều tình huống lâm sàng. Kích cỡ của thun liên hàm tính bằng phân số của inch. Kích thước dây thun được sử dụng phụ thuộc vào khoảng cách nó cần kéo dài để làm cho răng dịch chuyển hiệu quả. Thông thường thun liên hàm sẽ có các size như sau: 1/8, 3/16,1/4, 5/16, 3/8 với lực từ nhẹ đến rất mạnh.
[cta-braces-tea]
Trong quy trình niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài, dây cung và dây thun sẽ tạo lực tác động giúp cho răng di chuyển dần dần và trở nên đều đặn, thẳng tắp trên cung hàm. Tuy nhiên các răng hàm trên và hàm dưới vẫn chưa ăn khớp tốt với nhau, bạn niềng rất khó ăn nhai với “một bộ răng mới” như vậy. Khi đó Bác sĩ sẽ chỉ định đeo thun liên hàm. Sợi dây thun này có tác dụng tạo lực kéo đồng đều ở hai hàm giúp hai hàm ăn khớp với nhau và tạo thành khớp cắn lý tưởng đồng thời di chuyển răng về đúng đường giữa giúp cho nụ cười của bạn nhìn hài hòa với khuôn mặt.
Không phải tất cả trường hợp đều cần đeo thun liên hàm. Việc có cần đeo thun liên hàm hay không sẽ được quyết định bởi Bác sĩ chỉnh nha dựa trên tình trạng cụ thể của hàm răng mỗi người. Có người sẽ đeo vào những ngày đầu khi mới niềng răng, tuy nhiên cũng có người sẽ đeo vào giai đoạn tinh chỉnh khớp cắn hoặc giai đoạn dịch chuyển răng.
Vào những ngày đầu đeo thun bạn niềng khó tránh khỏi cảm giác vướng víu, khó chịu và hơi nhức răng mỗi khi ăn nhai hoặc khi há miệng. Khi đặt thun liên hàm, do áp lực từ dây thun tác động lên răng thong qua dây cung để làm răng dịch chuyển. Quá trình răng dịch chuyển, bạn sẽ thấy răng lung lay nhẹ kèm theo cảm giác ê buốt chân răng.
Tuy nhiên, lực mà thun liên hàm tác động lên răng rất nhẹ và được kiểm soát tốt bởi bác sĩ chỉnh nha nên bạn niềng yên tâm lực đó sẽ không gây hại cho răng. Bạn niềng tuyệt đối không tháo thun khi cảm thấy đau tức nhẹ vì sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian chỉnh khớp và tăng cảm giác đau đớn hơn khi đeo lại vào những lần sau.
Khi đeo thun liên hàm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Không ăn nhai trên thun, khi ăn uống nên tháo dây thun ra.
Mỗi ngày nên thay dây chun từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng và phải đảm bảo đeo thun đủ trong 20 tiếng/ngày (trừ lúc ăn và vệ sinh răng miệng).
Không nên dùng 2 hoặc nhiều thun cùng lúc (không được dùng khi chưa có sự đồng ý của Bác sĩ) vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của răng.
Đeo thun liên hàm có bị đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự nhạy cảm của bạn niềng và lực do dây thun tác động lên răng. Một số cách giảm đau ngay tại nhà cho bạn niềng:
Nếu thời gian đầu mới đeo thun liên hàm chưa quen, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài để giảm bớt cơn đau một cách nhanh chóng. Bạn không được tự ý tháo thun liên hàm do khó chịu, vì không theo đúng kế hoạch điều trị sẽ làm kéo dài thời gian niềng răng.
Không nên há miệng to khi nói chuyện vì trong thời gian đầu đeo thun cơ hàm sẽ phải hoạt động nhiều, do đó rất dễ mỏi. Nếu nói chuyện to, nói nhiều sẽ làm tăng cảm giác đau.
Nếu cảm thấy quá đau, răng lung lay nhiều hoặc bị đau khớp thái dương hàm bạn cần liên hệ với Bác sĩ để được thăm khám.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Bác sĩ lập kế hoạch điều trị chi tiết và chỉ định giai đoạn nào cần đeo thun liên hàm cho bạn niềng. Có người cần đeo thun liên hàm ngay khi mới bắt đầu niềng răng, ở giai đoạn giữa hoặc cuối quá trình niềng. Để giảm đau khi đeo thun liên hàm bạn nên chườm lạnh bên ngoài để giảm bớt cơn đau một cách nhanh chóng hoặc uống thuốc giảm đau nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm.
>>> Xem thêm các bài viết:
- Niềng răng bao nhiêu tiền? Bảng giá niềng răng mới nhất tại Up Dental
- Top 12 địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM
- Top 10 địa chỉ niềng răng trả góp TP.HCM uy tín
[lien-he]