Tư vấn chuyên môn bài viết
Đội ngũ bác sĩ Up Dental
100% tốt nghiệp Đại học Y Dược
Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng
Tư vấn ngayHàm trainer là gì? Hàm trainer cho trẻ em có hiệu quả không? Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc điều chỉnh vị trí hàm và răng. Với tính thoải mái, an toàn và hiệu quả, hàm trainer được nhiều phụ huynh tìm hiểu và có ý định cho trẻ sử dụng từ sớm. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Hàm trainer cho trẻ em được làm bằng nhựa silicon y tế, an toàn cho người sử dụng. Đây là khí cụ có dạng hình Parabol, được áp dụng vào giai đoạn tiền chỉnh nha. Theo Bác sĩ, đối tượng sử dụng hàm trainer phù hợp nhất chính là trẻ em từ 3 – 15 tuổi.
Các loại hàm trainer:
Hàm trainer Juniors
Hàm trainer Kids
Hàm trainer Teens
Hàm trainer Adults
[cta-braces-tea]
Hàm trainer cho trẻ em có thể ngăn các hoạt động cận chức năng gây hại của môi, má, lưỡi đến sự phát triển của bộ răng. Thông qua đó, hàm trainer sẽ ngăn ngừa sự lệch lạc của răng và định hướng các răng mọc đúng vị trí.
Hàm Trainer cho trẻ em là bước tiền chỉnh nha để giúp quá trình niềng răng khi trưởng thành thuận tiện hơn.
Nếu trẻ em có thói quen như: mút ngón tay, mút núm bình, hoặc hút núm vú quá lâu,... thì hàm Trainer có thể giúp giảm tác động của những thói quen này lên sự phát triển của hàm và răng.
Xem thêm:
Niềng răng trẻ em và những thông tin cần biết trước
6 kinh nghiệm niềng răng cho trẻ - đọc ngay kẻo bỏ lỡ
[Hỏi đáp] Nên niềng răng cho trẻ khi nào?
Hàm trainer cho trẻ em thường được Bác sĩ chỉ định sử dụng 2 – 3 tiếng mỗi ngày và 6 – 8 tiếng khi đi ngủ.
Để mang đến kết quả ưng ý, phụ huynh cần cân nhắc và lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín. Hơn nữa, phụ huynh tuyệt đối không nên mua hàm trainer tràn lan trên thị trường, chỉ được sử dụng hàm do nha khoa cung cấp sau khi trẻ thăm khám cùng Bác sĩ.
Trong quá trình đeo hàm trainer cho trẻ em, phụ huynh cần đồng hành trong việc:
- Ngâm khử khuẩn hàm trainer bằng nước muối, bảo quản ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.
- Nhắc trẻ ngậm chặt môi khi đeo hàm.
- Nhắc trẻ đeo hàm đủ thời gian và đúng hướng dẫn của Bác sĩ
- Thông báo cho Bác sĩ phụ trách khi trẻ than đau, có dấu hiệu sưng lợi
- Theo dõi tiến trình và đưa trẻ đi tái khám định kỳ để Bác sĩ đánh giá hiệu quả và điều chỉnh cần thiết.
Xem thêm:
Top 10 địa chỉ niềng răng trả góp TP.HCM uy tín
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu [09/2024] tại Up Dental
Niềng răng bao nhiêu tiền. Giá niềng răng mới nhất
[lien-he]