sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục các khiếm khuyết về răng miệng. Vậy niềng răng mắc cài kim loại có đau không và cách để khắc phục những cơn đau do niềng răng mang lại là gì? Cùng làm rõ chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Niềng răng mắc cài kim loại có đau không?

Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống các khí cụ như dây cung, mắc cài, thun niềng để giúp các răng di chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm. Theo nhận định chung, niềng răng mắc cài kim loại có đau không phục thuộc vào cơ địa, ngưỡng chịu đau của người niềng và các giai đoạn có trong niềng răng. Dưới đây là 7 giai đoạn có thể khiến bạn đau hoặc khó chịu khi niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài kim loại có đau không?

1. Đau khi gắn thun tách kẽ

Tách kẽ là một trong những công đoạn đầu tiên của quá trình niềng răng. Ở bước này, các Bác sĩ sẽ gắn thun tách kẽ và từng kẽ răng (thường giữa răng số 6 và số 7). Sau khoảng một tuần thì vị trí đặt thun sẽ tạo ra một khoảng nhỏ để giúp Bác sĩ đặt khâu (band) vào, hỗ trợ cho quá trình niềng răng sau này. Đây là giai đoạn được nhiều người nhận định là khó chịu nhất trong quá trình niềng răng vì lần đầu các răng tiếp xúc với khí cụ nên sẽ tạo cảm giác đau nhức, căng tức. Cảm giác này sẽ giảm dần sau vài ngày đặt thun.

2. Đau khi gắn khâu

Sau giai đoạn đặt thun tách kẽ, Bác sĩ sẽ gắn khâu vào răng số 6 và số 7 để tạo điểm cố định nhằm neo chặn các răng phía trước. Các khâu được làm bằng kim loại nên khi gắn vào sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, đau nướu hoặc chạm xước vào má. Tuy nhiên cảm giác này cũng sẽ qua nhanh sau khoảng 1 tuần nên bạn cố kiên trì nhé.

3. Đau khi nhổ răng

Trong một số trường hợp của niềng răng mắc cài kim loại, Bác sĩ sẽ chỉ định người niềng nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng khác dịch chuyển về đúng vị trí, giúp răng đều đẹp hơn. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà số răng được chỉ định nhổ nhiều hay ít, có người chỉ nhổ 2 tới 4 cây, nhưng cũng có người sẽ phải nhổ từ 6 - 8 cây răng. Tuy nhiên, trong quá trình nhổ răng bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên sẽ không thấy đau, sau khi hết thuốc tê bạn có thể uống thuốc giảm đau theo toa của Bác sĩ và hạn chế thức ăn cay nóng, thức ăn cứng để tránh ảnh hưởng đến vùng răng mới nhổ.

4. Đau khi nong hàm

Với những người có cung hàm bị sai lệch hoặc cung hàm hẹp có thể sẽ được chỉ định nong hàm. Nong hàm tạo ra khoảng cách để di chuyển các răng và giúp cung hàm đúng tỷ lệ chuẩn. Tùy trường hợp mà thời gian nong hàm sẽ kéo dài từ 2 - 3 tháng. Trong thời gian nong hàm, nhiều người sẽ cảm thấy đau vì khí cụ sẽ cọ, xước vào lưỡi, gây khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến phát âm.

5. Đau khi gắn minivis

Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ chỉ định người niềng cắm minivis. Tác dụng của minivis là để tạo điểm neo chặn cố định, giúp răng dịch chuyển theo đúng lộ trình. Cảm giác đau do cắn minivis mang lại tùy thuộc vào ngưỡng chịu đau của từng người, có người sẽ cảm thấy không đau, nhưng cũng có người lại rất đau. Nhưng bạn yên tâm, cơn đau sẽ giảm nhanh sau vài ngày và có thể ăn uống bình thường.

6. Đau khi siết răng hàng tháng

Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ được đặt lịch hẹn tái khám niềng răng định kỳ mỗi tháng. Ở bước này, Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và siết răng. Sau khi siết răng về bạn sẽ cảm giác đau hoặc ê răng từ 2 - 3 ngày và ảnh hưởng đôi chút đến chất lượng ăn nhai. Bạn có thể chọn thức ăn mềm như cháo, súp để dễ dàng ăn uống và tránh dùng lực nhai làm đau răng.

7. Đau do bị mắc cài, dây cung đâm vào má

Một nguyên nhân khác khiến người niềng răng phải đối mặt với những cơn đau đó là bị mắc cài, dây cung đâm vào môi, vào má. Tình trạng này thường gặp phải trong giai đoạn đầu khi mới gắn mắc cài do khoang miệng chưa kịp làm quen với các khí cụ niềng răng. Tình trạng nhẹ có thể hết trong vài ngày, tuy nhiên cũng có người kéo dài trong vài tuần.

Mẹo giảm đau khi niềng răng mắc cài kim loại

Không ít thì nhiều việc gặp phải những cơn đau khi niềng răng mắc cài kim loại là điều không tránh khỏi, tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để giảm nhẹ những cơn đau, giúp thoải mái hơn khi mang mắc cài:

Mẹo giảm đau khi niềng răng mắc cài kim loại

- Hạn ăn thức ăn cứng: vào lúc những cơn đau xuất hiện răng miệng sẽ cực kỳ nhạy cảm, do đó bạn nên hạn chế ăn những loại thức ăn có tính chất dai, cứng. Tốt nhất, bạn nên chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá như trứng, sữa, phô mai, cháo,...

- Súc miệng bằng nước muối: nước muối ấm có thể giúp bạn làm dịu những cơn đau. Chỉ cần pha loãng 1 - 2 thìa cà phê muối với nước ấm, sau đó ngậm nước muối khoảng 1 - 2 phút mỗi ngày.

- Chườm nước đá: sau khi nhổ răng, có thể bạn sẽ đau hoặc sưng mặt, hãy dùng khăn vải bọc 1 viên đá nhỏ và chườm nhẹ lên chỗ bị sưng để gây tê tại chỗ và tiêu viêm.

- Massage nướu: bạn có thể massage nướu để làm các đau do nhổ răng, viêm nướu. Hãy rửa sạch tay và massage nhẹ nhàng vùng nướu bị đau, việc làm này sẽ giúp máu lưu thông tốt và giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả.

- Dùng sáp nha khoa: khi bị dây cung, mắc cài cọ vào môi hoặc má, bạn có thể dùng một lượng nhỏ sáp nha khoa vo tròn lại và gắn lên vùng mắc cài, dây cung tiếp xúc với các mô mềm để giảm lực ma sát, ngăn chặn tiếp xúc gây tổn thương.

Các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại hiện nay

Hiện nay trên thị trường có 3 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, bạn có thể cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng và túi tiền của bản thân.

Các phương pháp niềng răng mắc cài kim loại hiện nay

1. Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống bao gồm mắc cài, dây cung và thun niềng. Phương pháp này ra đời tương đối sớm và có giá thành hạt dẻ, phù hợp với nhiều đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.

Tại địa chỉ niềng răng Up Dental, giá niềng răng mắc cài kim loại truyền thống dao động từ 31 - 43 triệu.

2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa

Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/tự khóa khác với niềng răng mắc cài kim loại truyền thống ở chỗ thun niềng sẽ được thay thế bằng các khóa tự đóng mở được thiết kế ngay trên mắc cài. Do tân tiến hơn nên giá của niềng răng mắc cài kim loại tự buộc cũng nhỉnh hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.

Tại nha khoa Up Dental, giá niềng răng mắc cài kim loại tự buộc dao động từ 44 - 56 triệu.

3. Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong

Điểm khác biệt của niềng răng mắc cài kim loại mặt trong khác với 2 phương pháp trên là các khí cụ niềng được gắn ở mặt trong của răng. Mặc dù phương pháp này chú trọng đến tính thẩm mỹ nhưng hiệu quả mang lại cũng không thua kém các loại niềng răng khác. 

Tại nha khoa Up Dental, giá niềng răng mặt trong dao động từ 85 - 125 triệu.

Hiện nay, tại đa số nha khoa đều áp dụng chính sách niềng răng trả góp nên mọi người hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp niềng phù hợp mà không quá lo ngại về tài chính. Để cụ thể hơn, mời bạn tham khảo bảng giá niềng răng sau đây:

[cta-phuong-phap]

>>> Tìm hiểu thêm các bài viết:

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng