sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Hàm duy trì hay còn gọi là máng duy trì là khí cụ được Bác sĩ chỉ định cho người niềng răng sử dụng sau khi quá trình chỉnh nha hoàn tất (đã tháo mắc cài và dây cung). Hàm duy trì có tác dụng giúp cho răng và mô nha chu quanh răng được ổn định, đảm bảo kết quả niềng răng đạt hiệu quả cao nhất.

Niềng răng giải quyết được hầu hết các trường hợp răng mọc lệch lạc, chen chúc, sai khớp cắn từ nhẹ đến nghiêm trọng. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, mọi người cần đeo hàm duy trì để giữ cho răng được ổn định ở vị trí mới. Vậy hàm duy trì là gì? Có phải đeo hàm duy trì cả đời không? Mời bạn theo dõi trong bài viết sau đây.

Tác dụng của hàm duy trì là gì?

Giống như mắc cài khi lựa chọn để niềng răng, hàm duy trì cũng có nhiều loại khác nhau để lựa chọn sử dụng, như hàm duy trì có dạng khay nhựa, hoặc làm bằng móc kim loại, cũng có thể là loại khung cố định vào mặt trong của răng. Nhưng chung quy lại, hàm duy trì thường có 2 dạng là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. 

Tác dụng của hàm duy trì là gì?

Hàm răng sau 1 khoảng thời gian dài niềng răng chịu lực siết, cả răng và xương hàm đều khá nhạy cảm, yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định trong xương ổ răng. Thêm vào đó, trong quá trình ăn uống, các răng và khớp cắn phải hoạt động nhiều, răng dễ có xu hướng về lại vị trí mọc ban đầu. Vì vậy, hàm duy trì sẽ là dụng cụ giúp đảm bảo kết quả niềng răng, giữ cho các răng được ổn định ở nguyên vị trị mới.

Quá trình để giữ răng cố định “nằm yên” ở vị trí mới có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Đó cũng là lý do vì sao Bác sĩ thường khuyên những ai sau khi tháo mắc cài cần đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu.

Không đeo hàm duy trì có sao không?

Quá trình để giữ răng ổn định có thể mất từ 9 đến 12 tháng, do đó trong vòng một năm đầu sau khi kết thúc quá trình niềng răng bạn cần đeo hàm duy trì liên tục. Khi răng đã ổn định, bạn có thể nới rộng thời gian đeo hàm duy trì, tùy thuộc và chỉ định của Bác sĩ. 

Không đeo hàm duy trì có sao không?

Nếu không đeo hàm duy trì trong một thời gian dài thì khả năng cao khi đeo lại bạn sẽ cảm thấy tức răng, khó chịu hoặc đeo không vừa do răng đã có sự xô lệch. 

Đeo hàm duy trì là rất quan trọng, là chỉ định bắt buộc sau khi niềng răng. Do đó người niềng cần tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì, cách sử dụng hàm duy trì hiệu quả và tái khám định kỳ với Bác sĩ. Nếu hàm duy trì bị gãy, bị mất hoặc lỏng lẻo, bạn cần liên hệ với Bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. 

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Thời gian đeo hàm duy trì tùy vào sự lệch lạc của răng trước chỉnh nha và vấn đề khớp cắn. Thời gian đeo cụ thể: 12 tháng đầu tiên sau tháo mắc cài sẽ đeo liên tục cả ngày lẫn đêm. Trong 2 năm đầu có thể đeo buổi tối, thời gian về sau có thể đeo thưa hơn, khoảng 2 – 3 buổi/tuần.

Đeo hàm duy trì vào mỗi tối sau khi vệ sinh răng miệng là một thói quen tốt giúp bạn niềng duy trì kết quả niềng răng hiệu quả. Vì vậy, trước khi quyết định niềng răng, bạn cần chuẩn bị tâm lý để thích nghi với việc đeo hàm duy trì. 

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Đeo hàm duy trì trong bao lâu là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tùy vào tình trạng răng của bạn mà Bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉ định bạn dùng loại hàm duy trì thích hợp. Có thể là hàm tháo lắp, hàm cố định hoặc kết hợp cả hai.

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu

Đối với hàm duy trì tháo lắp

  • 3-6 tháng đầu tiên: Trong thời gian này, nên đeo dụng cụ duy trì ít nhất 22 giờ mỗi ngày, chỉ nên tháo ra khi ăn và khi vệ sinh răng miệng.

  • 2 năm đầu tiên: Sau thời gian ban đầu đeo toàn thời gian, bạn có thể bắt đầu đeo khí cụ duy trì vào buổi tối khi ngủ. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chỉnh nha và trong thời gian này, nếu bạn thấy hàm duy trì không khít sát như ban đầu thì nên tái khám càng sớm càng tốt. 

  • Từ năm thứ 3 trở đi: Bây giờ, bạn có thể đeo hàm duy trì ít hơn, không cần đeo thường xuyên như trước. Có thể đeo 2-3 buổi/ tuần.

Đối với khí cụ duy trì cố định

Trong một số trường hợp nhất định, Bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ gắn khí cụ duy trì cố định vào mặt trong của răng. Khí cụ này có thể được gắn vĩnh viễn lên răng để duy trì kết quả chỉnh nha, tránh tình trạng răng chạy về vị trí cũ. 

Hàm duy trì là một dụng cụ để bảo vệ kết quả sau niềng. Do đó, để tránh trường hợp răng chạy về vị trí cũ, bạn cần đeo hàm duy trì trong một thời gian dài. Thời gian đeo hàm duy trì tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người.

Tham khảo thêm bảng giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

[cta-phuong-phap]

>>> Xem thêm các bài viết:

[lien-he]

Thẩm định răngThẩm định răng