sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Nhổ 4 răng để niềng có nguy hiểm không? là những lo lắng của nhiểu bạn khi bắt đầu tìm hiểu về niềng răng. Một số người còn e ngại với quyết định niềng răng bởi không vượt qua được nỗi sợ nhổ răng. Tuy nhiên, nhổ răng có thật sự nguy hiểm không? Vấn đề này sẽ được làm rõ qua bài viết sau đây.

Niềng răng có cần phải nhổ răng không?

Niềng răng là quá trình sắp xếp và di chuyển các răng về đúng vị trí trên khung hàm. Nhờ sự hỗ trợ của các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như dây cung, thun, mắc cài, các khí cụ nào sẽ tạo thành lực vừa đủ giúp các răng di chuyển từng chút một trên khung hàm. 

Hầu hết các trường hợp niềng răng là do răng mọc chen chúc, hô móm, lệch lạc, vì thế phải tiến hành nhổ răng để nới rộng khoảng cách giúp quá trình đeo niềng đạt hiệu quả nhất định. 

nhổ răng khi niềng tại up dental

Niềng răng có phải nhổ răng hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quyết định có nhổ răng hay không phụ thuộc vào quá trình xem xét và phân tích phim X - quang bởi các Bác sĩ chỉnh nha. Dưới đây là những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khi niềng:

  • Răng hô nặng: đây là một dạng sai khớp cắn có thể dễ dàng nhận biết bởi một số đặc điểm như: hàm trên nhô ra quá mức, khi nhìn nghiêng miệng nhô qua quá mức khiến gương mặt trở nên mất cân đối.

  • Răng móm nặng: là một dạng khiếm khuyết của răng, khi ngậm miệng răng hàm trên phủ ngoài răng hàm dưới. Tình trạng này không những ảnh hưởng tính thẩm mỹ mà còn cản trở hoạt động ăn nhai.

  • Răng lệch lạc: đây là tình trạng các răng mọc chen chúc nhau, không theo phương thẳng đứng khiến nụ cười kém duyên hơn, đồng thời hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu khiến răng lệch lạc là do khung xương hàm nhỏ không đủ chỗ để các răng mọc.

>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại - Phương pháp niềng răng giá rẻ, hiệu quả cao

[cta-braces-tea]

Những răng thường được chỉ định nhổ khi niềng răng

Những răng thường được chỉ định nhổ

Thông thường Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ số 4 hoặc răng số 8 khi niềng răng:

1. Nhổ răng số 4 khi niềng răng

Răng số 4 là răng tiền hàm thứ nhất hay hàm nhỏ thứ nhất của con người. Có 4 chiếc răng số 4 chia đều cho 2 hàm trên và hàm dưới (2 răng số 4 hàm trên, 2 răng số 4 hàm dưới).

Nhổ răng số 4 nhằm mục đích tạo khoảng trống trên khung hàm để các răng khác di chuyển dễ dàng hơn. Răng số 4 là răng nằm giữa khung hàm nên khi nhổ sẽ tạo thuận lợi cho các răng bên ngoài và bên trong di chuyển. Thêm vào đó khi mất răng số 4 sẽ không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bạn sau này.

2. Nhổ răng số 8: khi niềng răng

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn là những chiếc răng mọc trong cùng của hai hàm, khi mà xương hàm đã ngừng phát triển. 

Nhổ răng số 8 trong một số trường hợp chiếc răng này làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của các răng khác. Răng khôn cần nhổ trước khi niềng còn giúp loại bỏ chiếc răng có nguy cơ mắc bệnh lý và biến chứng trên cung hàm. Bởi bình thường thì răng khôn cũng không có vai trò trong việc ăn nhai và nhất là chiếc răng mọc trong cùng của cung hàm khiến bạn khó vệ sinh, dễ nảy sinh bệnh lý. Đặc biệt, khi răng khôn có dấu hiệu mọc lệch thì niềng răng phải nhổ răng nào thì nhổ răng khôn lại càng nên làm.

>> Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Khi nào cần nhổ 4 răng để niềng, nhổ 4 răng nào để có hiệu quả?

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 4 răng để niềng răng trong các trường hợp răng hô, móm, lệch lạc nặng. 4 răng được chỉ định nhổ thường là răng số 4, việc loại bỏ răng số 4 bởi những lý do sau đây:

  • Răng số 4 là răng nằm giữa khung hàm nên khi nhổ sẽ tạo thuận lợi cho các răng bên ngoài và bên trong di chuyển. 

  • Thêm vào đó khi mất răng số 4 sẽ không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của bạn sau này. Sau khi niềng răng khoảng trống của răng số 4 sẽ được đóng kín, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai bình thường bằng răng số 5.

Ngoài ra 4 răng được chỉ định nhổ có thể rơi vào các trường hợp sau:

  • Nhổ 2 răng số 4 hàm trên và 2 răng số 8

  • Nhổ 2 răng số 4 hàm dưới và 2 răng số 8

  • Nhổ 4 răng số 8 

Chỉ định nhổ răng trong các trường hợp này phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và kết quả sau khi phân tích phim  X - quang của Bác sĩ.

>> Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM 

Nhổ 4 răng để niềng có nguy hiểm không?

Nhổ răng nhằm hỗ trợ cho quá trình niềng răng trở nên thuận lợi hơn nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ trên khuôn mặt và chức năng ăn nhai sau này. Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được thực hiện qua các bước xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số đông máu và đo huyết áp. Nếu mọi chỉ số đều đạt yêu cầu thì Bác sĩ mới tiến hành nhổ răng. Sau khi nhổ răng bạn vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, từ 3 - 5 ngày thì vết thương sẽ lành và không còn cảm giác đau. Bên cạnh đó, không phải tất cả các ca niềng răng đều phải nhổ răng, tùy vào từng trường hợp mà Bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Nhổ răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là:

  • Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ thực hiện nhổ răng phải là người có chuyên môn cao, tay nghề giỏi để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất.

  • Yếu tố bệnh nhân: ngoài tay nghề bác sĩ nhổ răng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân của bệnh nhân. Bạn cần phối hợp và thực hiện nghiêm túc theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn.

Có nhất thiết phải nhổ răng khi niềng không?

có cần thiết phải nhổ răng khi niềng không

Như phần trên có đề cập răng hô, móm, lệch lạc nặng là những trường hợp được chỉ định nhổ 4 răng để niềng. Nhổ răng là một chỉ định cần thiết trong niềng răng, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không phải nhổ răng khi niềng.

  • Khung hàm rộng: ở trường hợp khung hàm rộng sẽ không cần phải nhổ răng khi niềng bởi diện tích khung hàm đã đủ để các răng di chuyển thuận lợi mà không cần phải loại bỏ răng nào.

  • Răng thưa: mục đích của quá trình niềng răng là giúp hàm răng trở nên đều và đẹp hơn. Ở tình trạng răng thưa, giữa các răng đã có khoảng hở nhất định vì thế việc nhổ răng là không cần thiết. 

  • Mất răng: niềng răng trong trường hợp nào sẽ giúp đóng khoảng vùng mất răng. Khi một chiếc răng vị mất đi sẽ tạo thành một khoảng trống trên khung hàm, vì thế niềng răng trong trường hợp này sẽ không cần nhổ răng.

  • Hàm răng đang phát triển: trẻ trong giai đoạn phát triển thì xương và răng chưa cứng chắc vì thế việc nắn chỉnh sẽ dễ dàng và không cần phải nhổ răng để tạo khoảng cách.

Chỉ định nhổ răng khi niềng sẽ khiến không ít bạn lo sợ và hoang mang. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ là một thủ thuật đơn giản trong nha khoa và an toàn khi được thực hiện bởi các Bác sĩ giàu kinh nghiệm.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng