sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Trong quá trình niềng răng chỉnh nha sẽ có nhiều giai đoạn khác nhau, từng giai đoạn tương ứng với từng kỹ thuật và thời gian khác nhau nhằm kéo răng về vị trí tiêu chuẩn. Trong đó, giai đoạn thực hiện đóng khoảng trong niềng răng rất quan trọng vì vậy bạn phải cực kỳ đặc biệt chú ý.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì?

Đóng khoảng là một giai đoạn quan trọng và cần đặc biệt chú ý trong quá trình niềng răng. Vậy đóng khoảng trong niềng răng là gì và có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về giai đoạn này nhé!

Trong quá trình niềng răng thì giai đoạn đóng khoảng là giai đoạn quan trọng nhất với mục đích để dịch chuyển răng về vị trí tiêu chuẩn như mong muốn. Khi chân răng và trục răng đã tương đối đều thì bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng khoảng trong niềng răng. Đây là giai đoạn quyết định lớn tới thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt sau quá trình điều trị. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ thay dây cung để tăng độ cứng đồng thời tăng lực siết trong quá trình niềng. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 8 tháng, hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào tình trạng răng, khoảng trống nhổ răng lớn hay nhỏ.

Đóng khoảng niềng răng diễn ra như thế nào?

[cta-braces-tea]

Đóng khoảng trong niềng răng diễn ra như thế nào?

Kỹ thuật đóng khoảng được thực hiện như sau:

1. Kéo lùi răng trước ra sau (được áp dụng trong trường hợp răng hô): 

Bác sĩ sẽ thực hiện kéo lùi răng về phía sau để cải thiện tình trạng hô, vẩu. Khi thực hiện giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng chun chuỗi hoặc lò xo có hai móc kéo mắc từ khối răng sau vào mắc cài ở răng trước để kéo lùi răng về phía sau. Chun chuỗi thường sẽ được thay sau 2-3 tuần hoặc thay lò xo kéo sau 4-6 tuần.

2. Kéo các răng sau ra trước (áp dụng với trường hợp răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược)

Kỹ thuật này tương tự như kéo lùi răng trước ra sau, nhưng ngược lại bác sĩ sẽ buộc cố định các khối răng trước và kéo từng răng sau ra trước. 

3. Kết hợp đồng thời kéo răng trước ra sau và kéo răng sau ra trước

Bác sĩ sẽ tiến hành buộc cố định đồng thời cả nhóm răng sau và răng trước thành từng khối, sau đó sẽ dùng lò xo hoặc thun chuỗi kéo 2 khối đóng khoảng.

Trong quá trình đóng khoảng, di chuyển tịnh tiến là di chuyển được mong muốn nhất, tức là cả thân răng và chân răng di chuyển cùng lúc tới vị trí mong muốn trên cung hàm. Vì nếu chỉ có thân răng di chuyển còn chân răng vẫn đứng yên thì răng sẽ rất dễ bị chạy lại sau khi tháo niềng, xuất hiện lại khoảng hở do răng di chuyển về vị trí cũ.

Đóng khoảng trong niềng răng kéo dài bao lâu?

Thời gian đóng khoảng

Tùy theo tình trạng của mỗi người mà giai đoạn đóng khoảng kéo dài nhanh hay chậm, thường giai đoạn đóng khoảng kéo dài từ 4 - 8 tháng. Ngoài tình trạng, nó còn phụ thuộc vào một số các yếu tố khác nhau: Tuổi tác của người niềng răng, khí cụ, cơ chế đóng khoảng, vị trí và mật độ của các răng xung quanh.

  • Tuổi tác của người niềng răng: Việc tuổi tác của người niềng răng rất quan trọng, vì nếu tuổi càng cao, xương càng cứng chắc thì thời gian dịch chuyển của răng sẽ lâu hơn bình thường

  • Cơ chế đóng khoảng: Sử dụng thun chuỗi kéo khoảng sẽ lâu hơn so với sử dụng móc

  • Khí cụ: Nguồn gốc xuất xứ các khí cụ chỉnh nha rõ ràng sẽ giúp quá trình đóng khoảng diễn ra diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, chính vì vậy bạn nên chọn những nha khoa uy tín để niềng răng để đảm bảo các khí cụ niềng răng tốt nhất.

  • Vị trí và mật độ của các răng xung quanh: Ví dụ răng dịch chuyển là răng nanh thì thời gian đóng khoảng sẽ lâu hơn các răng khác vì thân răng nanh cao và dài hơn răng khác.

3 vấn đề thường gặp khi đóng khoảng niềng răng

Những vấn đề thường gặp khi đóng khoảng

1. Răng ê, buốt

Răng có thể bị nhức và ê buốt hơn bình thường. Đây là tình trạng rất thường gặp bởi lúc này việc chỉnh lực nên răng sẽ bị tác động gây nên cảm giác ê buốt khó chịu. Hãy sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh để hạn chế cơn đau. Ngoài ra cũng nên lưu ý ăn các thực phẩm lỏng, mềm để hạn chế lực nhai cho răng.

2. Răng lung lay nhẹ

Trong quá trình răng di chuyển nên việc lung lay là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên cũng nên để ý tình trạng răng thường xuyên, nếu sau một thời gian khi khoảng trống đã được đóng mà vẫn gặp tình trạng răng bị lung lay kèm các cơn đau nhức thì bạn cần tới nha khoa ngay để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi.

3. Thừa dây cung

Dây cung thừa đâm vào má sau quá trình răng dịch chuyển và khoảng trống được co lại để thừa ra đoạn dây cung. Điều này khiến bạn khó chịu và bị đau thậm chí là xước gây đau nhức. Để giải quyết cơn đau này, bạn cần dùng sáp chỉnh nha bọc lại đầu dây cung và đến ngay bác sĩ để cắt bớt phần dư đó.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng