sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Vị trí các răng trên cung hàm được đọc như thế nào? Hàm răng người trưởng thành có tổng cộng bao nhiêu cái răng, được phân loại ra sao và có chức năng gì? Nhổ răng khôn khi niềng có đau khinh khủng không? Ý nghĩa của câu nói "cười hở 10 cái răng".

Vị trí các răng trên cung hàm được đọc như thế nào?  Hàm răng người trưởng thành có tổng cộng bao nhiêu cái răng, được phân loại ra sao và có chức năng gì? Nhổ răng khôn khi niềng có đau khinh khủng không? Ý nghĩa của câu nói "cười hở 10 cái răng".

Một hàm răng chuẩn có bao nhiêu cái, những chiếc răng nằm ở các vị trí trên cung hàm có tên gọi khác nhau không và chức năng của nó là gì, có nên nhổ bỏ răng khôn không?... Bài viết chia sẻ những kiến thức cả thực tế lẫn y khoa đến từ chuyên gia của Nha khoa Chuyên sâu Up Dental sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này? Đồng thời, giúp bạn hiểu rõ hơn về bí mật "nụ cười chuẩn - cười hở 10 cái răng".

Vị trí và tên gọi các răng trên cung hàm

Hàm răng người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm răng cửa,  nhóm răng nanh, nhóm răng tiền hàm và nhóm răng hàm.

– Răng cửa gồm răng số 1, số 2

–  Răng nanh là răng số 3

– Răng hàm nhỏ gồm số 4 và số 5

– Răng hàm lớn gồm răng số 6, 7 và 8

Răng khôn còn gọi là răng cối 3 hay răng hàm 3, là răng nằm ở vị trí số 8 thuộc nhóm răng hàm.

Các răng trong bốn nhóm trên mọc đều và thẳng hàng, tương quan giữa vị trí răng, kích cỡ và tỉ lệ là lý tưởng. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp, các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa hay sai khớp cắn... Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ, chất lượng răng miệng, chức năng ăn nhai và sức khỏe cơ thể.

Những trường hợp răng mọc có vấn đề như thế, phần lớn các chuyên gia cho rằng cần phải can thiệp chỉnh nha sớm để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn đều và thẳng hơn.

vi tri cac rang tren cung ham
Hàm răng người trưởng thành có 32 cái chia đều cho 4 loại răng

[cta-braces-tea]

Răng khôn và những “rắc rối mọc dại - mọc ngu”

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong các loại răng trên cung hàm. Đây được xem là chiếc răng “đi sau về chậm” so với những chiếc răng khác nhưng lại “gây nhiều thị phi” nhất. Thông thường khi người trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, răng khôn mới bắt đầu mọc.

Tìm hiểu tên gọi "Răng khôn" trong quan niệm dân gian:

Xuất phát từ cái tên: “Răng khôn”, ông bà ta thường nói: Mọc răng khôn là đủ lớn rồi! Người ta thường xem hiện tượng sinh lý này của cơ thể người là “tín hiệu” chứng tỏ người đó đã đủ thông minh và chững chạc, suy nghĩ chín chắn và trưởng thành hơn.

Tuy vậy, nếu việc mọc răng khôn gây đau nhức, khó chịu thì người ta lại bảo: “Răng khôn mọc dại”, hoặc “răng ngu”... Dù là tên gọi nào thì chiếc răng này cũng có quá nhiều “thị phi” hay “scandal” mỗi khi “xuất hiện”.

Răng khôn theo các nhà khoa học và nha khoa:

Cũng giống như những chiếc răng khác, răng khôn mọc và phát triển là một hiện tượng sinh lý bình thường. Dù nằm trong nhóm răng hàm nhưng răng khôn gần như không có chức năng quan trọng cụ thể là chức năng ăn nhai.

Do mọc cuối cùng nên các răng khác gần như đã “lấp đầy” trên cung hàm, và các răng khôn không còn chỗ để “nhô lên”.

Vì vậy, chiếc răng này có xu hướng mọc ngầm, đâm ngang các răng kế bên hoặc chen lấn làm xô lệch các răng còn lại. Đa phần khi những chiếc răng khôn vừa phát triển thì các nha sĩ thường khuyên bạn nên nhổ răng khôn để bảo vệ những chiếc răng khác hoặc hạn chế cảm giác đau nhức do răng khôn mọc ngầm hoặc chen chúc.

rang khon moc dai la sao
Răng khôn có thể mọc ngầm hoặc chen lấn làm lệch lạc các răng khác

Có nên nhổ răng khôn không?

Sự tồn tại của chiếc răng khôn - “tín hiệu” của sự trưởng thành, gây nhiều tranh cãi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến.

Do mọc cuối cùng nên không đủ chỗ, phải cố chen vào, vì thế răng khôn thường là nguyên nhân làm sâu các răng bên cạnh và một vài bệnh lý răng miệng khác: viêm lợi, viêm nướu, xô lệch răng, sai khớp cắn… Vì mọc chen chúc nên việc vệ sinh răng miệng đặc biệt là các răng hàm nằm cạnh răng khôn cũng khó khăn hơn, lâu ngày thức ăn thừa tích tụ dẫn đến những vấn đề về răng miệng.

Nhiều người băn khoăn: "Có nên nhổ răng khôn hay không?"

Trong những trường hợp răng khôn gây đau nhức, khó chịu, mọc ngang hoặc mọc ngầm ảnh hưởng nhiều đến các răng khác thì cần phải nhổ răng khôn.

“Nhổ răng khôn có đau không” và “tốn bao nhiêu tiền” là những thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Nhổ răng khôn không quá đau như bạn nghĩ, tuy vậy nó vẫn gây ê buốt khó chịu mỗi khi nhổ răng.

Nếu để răng khôn mọc chen chúc sẽ làm xô lệch các răng khác, dẫn đến sai khớp cắn. Chính vì thế rất nhiều trường hợp cần phải nhổ răng khôn và tiến hành chỉnh nha niềng răng để nắn chỉnh các răng còn lại về lại đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo khớp cắn đều và cân đối hơn.

co nen nho rang khon hay khong
Răng khôn khi mọc nến gây đau nhức nên nhổ để bảo vệ sức khỏe và các răng khác

[cta-bao-gia]

Nhổ răng khôn khi niềng có đau không?

Nhổ răng khôn khi niềng là một tiểu phẫu thường gặp trong quá trình chỉnh nha. Mục đích của việc này để tạo khoảng trống giúp các răng khác dịch chuyển và về đúng vị trí trên cung hàm.

Thông thường trước khi niềng răng, Bác sĩ thường yêu cầu bạn chụp X - Quang để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình trong đó có tình trạng răng khôn cần nhổ. Điều này cũng giúp cho bác sĩ điều trị của bạn lường trước những trường hợp răng khôn có dây thần kinh hoặc mạch máu đi ngang. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn một giải pháp phù hợp an toàn nhất có nên nhổ răng khôn khi niềng hay không?

Thực tế nhổ răng khôn trong niềng răng là một quy trình bình thường và không đau kinh khủng như bạn nghĩ.

Về việc niềng răng có đau không, bạn Thu Hậu - một cô gái đang niềng răng tại Up Dental chia sẻ những kỷ niệm về nhổ răng khôn để niềng: “Tính đến nay vừa tròn 2 tháng niềng răng! Lúc đầu sợ đau đủ thứ, nhưng giờ nghĩ lại chắc chả có ai như mình, nhổ 4 răng và chả cần uống thuốc giảm đau và từ lúc nhổ răng đến gắn niềng chưa ăn cháo 1 ngày…”

nho rang khon khi nieng co dau khong
Nhổ răng khôn khi niềng không đau kinh khủng như bạn nghĩ

Những bộ răng trong đời người

Trong đời người sẽ có hai bộ răng chính: Bộ răng sữa và răng vĩnh viễn.

  • Bộ răng sữa: Đây các răng mọc khi còn nhỏ giai đoạn từ 6 tháng đến 6 tuổi. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Có tất cả 20 chiếc răng sữa. Những chiếc răng này giúp các bé thực hiện chức ăn nhai “tạm thời”.

  • Bộ răng vĩnh viễn: Khoảng 6 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu rụng răng sữa và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn duy trì tới già. Đến lúc 12 tuổi trẻ có 28 chiếc răng. Một số người sẽ tiếp tục mọc răng khôn vào lúc 18-25 tuổi. Giai đoạn trẻ thay răng, có cả răng sữa và răng vĩnh viễn được gọi là răng hỗn hợp.

rang sua va rang vinh vien
Trong đời người sẽ có hai bộ răng chính: Bộ răng sữa và răng vĩnh viễn

Các bộ phận cấu tạo của răng:

Cấu tạo của một răng sẽ gồm: Thân răng, chân răng

  • Chân răng nằm sâu bên dưới nướu và trong xương hàm. Chân răng sẽ có 3 kiểu: răng có 1 chân, 2 chân hoặc 3 chân. Răng có 1 chân thường là các răng cửa trước, còn răng có 2 chân, 3 chân là răng hàm.

  • Thân răng ở bên trên, tham gia ăn nhai trực tiếp. Thân răng sẽ có 3 mặt gồm: Mặt nhai đối với răng hàm hoặc cạnh cắn đối với răng cửa, mặt ngoài đối với răng cửa trước và phần tiếp xúc với má đối với răng hàm; mặt trong tiếp xúc với lưỡi.

  • Ngoài ra còn có cổ răng là phần tiếp giáp với nướu, phân cách giữa thân răng và chân răng.

Bạn nên chụp X - Quang để biết chính xác hình dạng và tình trạng bệnh răng miệng, đồng thời phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn của răng để điều trị kịp thời.

cau truc rang tren cung ham
Cấu tạo của một răng sẽ gồm: Thân răng, chân răng

Răng và các chức năng

Răng ngoài chức năng ăn nhai như chúng ta đã biết thì đây cũng là thành phần quan trọng trong việc phát âm và thẩm mỹ của khuôn miệng và gương mặt.

Chức năng ăn nhai:

  • Răng cửa dùng để cắn thức ăn

  • Răng nanh để xé thức ăn

  • Răng hàm và tiền hàm dùng để nghiền nát thức ăn

Chức năng phát âm:

Răng cùng với lưỡi và hàm tham gia vào khả năng phát âm của một người. Nếu răng đều và đầy đủ góp phần giúp cho quá trình phát âm tròn vành rõ chữ hơn. Các bác sĩ về nha khoa cho biết: Với những trường hợp răng sữa mất sớm sẽ làm trẻ nói ngọng và phát âm không chính xác. Người lớn mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng nhất là khi học ngoại ngữ, các âm "sờ" hay "th", "ch", các âm này đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía sau răng cửa trên, nếu mất răng sẽ tạo khoảng trống sẽ không phát âm những từ trên được.

Chức năng thẩm mỹ:

Một hàm răng đẹp và khỏe mạnh sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, làm nụ cười thêm tươi. Những người có răng cửa xấu cũng ảnh hưởng đến nét đẹp và nét duyên dáng chung của khuôn mặt.

rang deu dep va chuc nang an nhai
Răng có vai trò quan trọng torng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm

Răng hô, móm, thưa, lệch lạc, không đều ảnh hưởng gì?

Như đã phân tích ở trên, răng có ba chức năng chình: Ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ.

Một hàm răng đều, thẳng hàng, tương quan hàm trên và hàm dưới  hài hóa giúp cho việc ăn nhai tốt hơn, khớp cắn chuẩn xác hơn, đồng thời giúp bạn giao tiếp, nói chuyện tự tin, rành mạch hơn. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt như răng hô, móm, thưa, lệch lạc, không đều thì phải làm sao? Có ảnh hưởng gì không?

Răng hô

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Theo đó, cả hàm trên hoặc răng hàm trên đưa ra phía trước nhiều hơn bình thường.

Răng móm

Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn (khớp cắn ngược). Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại, hàm dưới đẩy ra nhiều hơn và phủ ngoài răng hàm trên.

Răng thưa:

Răng thưa là tình trạng răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai và đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ.

Răng lệch lạc (chen chúc):

Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Răng khểnh cũng được xem là một trong biểu hiện đặc biệt của răng mọc lệch lạ. Nhiều người có chiếc răng khểnh duyên dáng dễ thương, tuy nhiên có nhiều trường hợp răng khểnh làm mất thẩm mỹ và kém duyên khi cười.

Với những trường hợp này, việc chỉnh nha là cần thiết để kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm, điều chỉnh thế răng đều và thẳng hơn, loại bỏ những chiếc răng dư thừa, bị sâu hoặc không cần thiết để cải thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và khả năng phát âm. Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha dùng lực tác dụng từ từ và hiệu quả để nắn chỉnh răng. Phương pháp này được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Á hậu hoàn vũ 2017 - Hoàng Thùy là một trong những nhân vật nổi tiếng quyết tâm niềng răng để cải thiện răng miệng và vẻ đẹp ngoại hình để tham gia đấu trường quốc tế.

rang thua, lech lac ho mom co anh huong gi
Răng hô, móm, thưa, lệch lạc có thể "đe dọa" chất lượng cuộc sống của bạn

“Cười hở 10 cái răng” là chuẩn phải không?

Trong dân gian hay nói đùa: “Cười hở 10 cái răng”. Tai sao lại có tiêu chuẩn này, có phải ai cười hở đủ 10 cái răng là đẹp, còn những người cưới không đủ thì phải cố nhe răng ra hay những người cưới lố 10 cái thì phải “khép nép” lại bớt hay sao?

Thực chất thì không phải vậy! Câu nói cười hở mười cái răng được đọc theo lối “nói láy, đồng âm vần “ươi”. Nó bắt nguồn từ những lời “nói đùa” của bạn bè, ví dụ: “Đứa nào cười hở 10 cái răng; không được cười - cười là hở 10 cái răng đó…”.

* Từ đó người ta xem đây như một “tiêu chuẩn để” nói về nụ cười. Dân gian hay nói: Để biết nụ cười có chuẩn không thì hãy thử hé môi, nhăn răng ra và nhìn trước gương đếm đủ 10 cái răng là “chuẩn” và đẹp.

* Tuy vậy, trong khoa học thì câu nói này dường như chưa hoàn toàn đúng.

Cười là một phản xạ tự nhiên của con người mà từ khi sinh ra ta đã biết. Là “phương tiện” biểu đạt cảm xúc mà chỉ con người mới có, được thể hiện khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, khi cuộc sống có nhiều điều thú vị , hài hước.

Theo Rabelais, một đại văn hào Pháp ở thế kỷ XVI đã từng viết: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khỏe, một phương pháp trị bệnh”. Và nụ cười là sự kết hợp đồng thời giữa: Môi, răng - khi môi hé lên và hàm răng khít lại.

Ở mỗi người sẽ có cấu trúc hàm, độ rộng của môi và cung hàm khác nhau. Không thể quy chụp hoặc cố gượng ép mình vào khuôn khổ: “10 cái răng” mới là “đẹp” là “chuẩn”.

Tuy vậy, không thể phủ nhận nụ cười của bạn phụ thuộc nhiều vào các răng, với những trường hợp hô hay, hay móm: Khi cười các răng sẽ bị lộ ra nhiều, có thể làm hở lợi dẫn đến nụ cười trông kém xinh hay ít duyên dáng hơn. Hoặc với những trường hợp răng thưa hay lệch lạc bạn sẽ ngại ngùng khi cười vì sẽ “khoe” hết hàm răng khấp khểnh của mình.

Các nha sĩ dù không đảm bảo về tiêu chuẩn “cười hở mười cái răng” mỗi khi chỉnh nha, nhưng họ có thể giúp cho các răng bạn đều và thẳng hàng hơn, giúp bạn tự tin khoe hàm răng “thẳng tắp”.

nu cuoi chuan va cau noi cuoi ho 10 cai rang
Hàm răng đóng vai trò quan trọng để có nụ cười đẹp

"5 tiêu chí về nụ cười chuẩn"

Nếu cần tham khảo một số tiêu chuẩn của nụ cười thì Nha khoa Niềng răng Chuyên sâu Up Dental chia sẻ với các bạn 5 tiêu chí cơ bản sau:

1/ Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của hai răng cửa hàm trên khi cười nên để lộ khoảng 75 - 80%, lý tưởng nhất là 77%.

2/ Đường giữa của hai răng cửa nên ở giữa khuôn mặt.

3/ Các điểm tiếp xúc môi và răng dần dần tiến gần nướu hơn khi tiến vào những răng  trong

4/ Khi cười không lộ nướu hoặc lộ nướu ít

5/ Bờ các cạnh cắn của các răng trước chạm với môi dưới. Răng có hình dáng, màu sắc đẹp, sắp xếp thẳng hàng, không chen lấn, lệch lạc…

tieu chi nu cuoi chuan
Hàm răng đều, trắng giúp bạn tự tin hơn mỗi khi cười

Phạm Thị Ngọc Thúy - một cô gái quan niệm: “NỤ CƯỜI ĐẬP TAN MỌI GIỚI HẠN”, chính vì thế, khi nhận thấy mình không mấy tự tin với hàm răng không đẹp ảnh hưởng nhiều đến nụ cười của mình. Thúy quyết tâm đi niềng răng để cải thiện ngoại hình, vẻ đẹp răng miệng và có thể “SỬ DỤNG NỤ CƯỜI CỦA BẠN ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI”.

Thúy hào hứng chia sẻ trên trang fanpage cộng đồng: “Nhật ký niềng răng”: “Với nụ cười tươi tự tin tỏa sáng, Nụ cười rút ngắn mọi khoảng cách. Mang chúng ta gần nhau hơn, khiến chúng ta trở nên xinh đẹp và tươi trẻ hơn vì thế hãy tự tin và luôn mỉm cười nhé các bạn. Những bạn nào chưa tự tin đừng chần chừ hãy bắt đầu thay đổi ngay để có nụ cười tỏa sáng.”

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng