sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Phụ nữ có thai niềng răng có được không? Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng sức khỏe không? Việc niềng răng có phụ nữ có thai có khác gì so với niềng răng cho người bình thường không. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Đang mang thai có niềng răng được không?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha khắc phục những trường hợp răng mọc lệch lạc, lộn xộn, không đúng vị trí, răng thưa hở kẽ hay tình trạng hô, móm, vẩu… trở nên đều đặn hơn. Bằng cách sử dụng tổ hợp những hệ thống mắc cài, dây cung, dây chun… cố định vào bề mặt thân răng, sử dụng lực kéo của dây cung dịch chuyển răng từng chút một trên khung hàm.

Về bản chất, niềng răng chỉ sử dụng lực kéo chỉnh của bộ mắc cài mà không tác động đến cấu trúc răng và xương hàm, không sử dụng thuốc tê, thuốc tiêm nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên bạn không cần quá lo lắng.

Vì thế, với câu hỏi thắc mắc “Niềng răng khi mang thai được không?” thì chúng tôi xin được trả lời là hoàn toàn có thể thực hiện được bình thường và mang lại kết quả thẩm mỹ cao cho chị em muốn có hàm răng đều đẹp, chỉ cần bạn sắp xếp được thời gian để thăm khám định kỳ tại trung tâm nha khoa uy tín.

[cta-braces-tea]

Niềng răng có ảnh gì khi đang mang thai không?

niềng răng có ảnh hưởng gì khi đang mang thai không

Trong quá trình niềng răng bạn phải thường xuyên đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng và tăng lực siết dây cung. Các khí cụ khi được cố định vào răng có thể khiến bạn có cảm giác vướng víu không quen, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nếu không đảm bảo chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là khoảng thời gian nhạy cảm, chị em phụ nữ phải đặc biệt lưu ý để có thể niềng răng an toàn.                                             

  • Trong thời gian đầu mang thai: bạn cần thông báo với Bác sĩ để có thể xem xét đưa ra các chỉ định niềng răng, gắn khí cụ, chụp X-quang, nhổ răng... phù hợp.

  • Trong trường hợp tình trạng sức khỏe của thai phụ không được tốt, ốm nghén quá nặng, sự phát triển của phôi thai không ổn định… Bác sĩ có thể xem xét việc tạm dừng điều trị chỉnh nha, giảm lực siết răng hoặc thậm chí là tháo bớt mắc cài để thai phụ thoải mái và điều dưỡng sức khỏe.

  • Để đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai thì không nên chụp phim, lùi thời gian nhổ răng hoặc tạo lực siết răng quá mạnh sau ba tháng đầu đeo mắc cài.

>> Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

Những lưu ý niềng răng khi mang thai

những lưu ý niềng răng khi đang mang thai

Nếu có ý định niềng răng khi mang thai, bạn nên cân nhắc vì quá trình niềng răng có thể gián đoạn và không đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

Một số ghi chú về các giai đoạn niềng răng, bạn nên cân nhắc như sau:

  • Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai: bạn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng vì khi mang thai hormone bị thay đổi gia tăng nguy cơ viêm nướu, bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và sức khỏe của trẻ nhỏ. 

  • Bước qua giai đoạn 3 tháng đầu vất vả, niềng răng có thể diễn ra bình thường và thoải mái hơn. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn và cảm giác dễ chịu cho sản phụ đang niềng răng thì mọi thao tác khi chỉnh nha đều phải thật nhẹ nhàng

  • Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ: Trong ba tháng cuối thai kỳ, mặc dù có dự đoán trước thời gian sinh con, tuy nhiên không ai có thể tiên đoán được thời gian chỉnh nha chính xác hoặc phương pháp sinh con. Nếu sản phụ sinh con bằng phương pháp mổ thì cần phải gây mê nội khí quản thì mắc cài có thể cản trở hoặc rơi vào khí quản cực kỳ nguy hiểm. Sau khi tháo mắc cài, sản phụ nên đeo hàm duy trì để ổn định răng, hạn chế những nguy cơ xô lệch, sau khi sinh xong, sức khỏe ổn định, bạn có thể gắn lại mắc cài và tiếp tục quá trình chỉnh nha.

>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại - Phương pháp niềng răng giá rẻ, hiệu quả cao

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

Những thay đổi về thể chất và thói quen hằng ngày dẫn đến phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh răng miệng hơn bình thường:

  • Sâu răng: triệu chứng ốm nghén, ói mửa, ăn nhiều bữa không ngày, khiến các mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh kỹ sẽ sót lại trên kẽ răng, sinh vi khuẩn và dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, lượng nước bọt tiết ra giảm cũng làm tăng nguy cơ bị sâu răng

  • Mòn răng: những ngày đầu thai kỳ phụ nữ mang thai thường có những triệu chứng ói, ợ chua làm cho acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với lớp men răng, lâu ngày dẫn đến men răng bị xói mòn. Trong trường hợp mòn nặng dẫn đến lộ ngà gây ê buốt, đặc biệt khi uống nước đá, hay tiếp xúc không khí. 

  • Viêm nướu: phụ nữ mang thai bị thay đổi nội tiết tố, nội tiết tố nữ estrogen tăng cao, rối loạn nội tiết tố khiến hệ miễn dịch bị thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dễ dàng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh răng miệng đúng cách cũng khiến tình trạng viêm lợi thêm trầm trọng.

Các bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng. Vì thế khi khi niềng răng thai phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ.

  • Đánh răng sau khi ăn, ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải lông mềm chải răng một cách nhẹ nhàng. Chăm sóc nướu kỹ lưỡng, không đánh răng quá mạnh gây tổn thương nướu.

  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa sau khi đánh răng để loại bỏ mảng bám sâu trong kẽ răng.

  • Sử dụng nước súc miệng có chứa flour

  • Đồng thời, các mẹ trong thời kỳ mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển răng, giúp bé có được một hàm răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ sâu răng.

Review niềng răng khi đang mang thai

Nhiều bạn lo lắng rằng đang niềng răng lỡ mang thai thì có ảnh hưởng đến đến sức khỏe và thai nhi không? Bản thân đã từng trải qua trường hợp này, Phan Thị Thùy (25 tuổi) cho biết: “Chị cũng được Bác sĩ tư vấn niềng bầu không sao hết thì chị cũng bình thường. Đợt tái khám tiếp theo chị sinh luôn, trong thời gian tái khám Bác sĩ cũng biết mình bầu nên siết cũng vừa phải thôi. Nói chung thời gian bầu tự nhiên thoải mái cực luôn, không đau gì luôn”.

Nói thêm về những ngày mới gắn mắc cài, theo Thùy vì chưa quen nên thời gian đầu ăn nhai hơi khó chịu vì thức ăn dính nhiều vào mắc cài, chứ không đến nỗi đau. “Gắn mắc cài chị thấy bình thường, thời gian đầu hơi khó chịu kiểu ăn nó bị dính nhưng mà cũng không đến nỗi đau”.

Nhân buổi chia sẻ niềng răng, Thùy cũng cho biết một vài kinh nghiệm về ăn uống và chăm sóc răng miệng của mình để các có thể tham khảo. Cô kể: “Mình ăn xong đánh sạch sẽ,  sử dụng thêm bàn chải kẽ, còn ăn uống mình hạn chế cắn hai răng cửa, còn lại ăn bình thường”.

>> Xem thêm: Địa chỉ niềng răng uy tín tại TP.HCM 

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng