sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Người tiểu đường có trồng răng Implant được không? Đây là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân khi muốn phục hồi răng đã mất nhưng lo lắng về tình trạng sức khỏe. Vậy điều kiện để trồng răng Implant cho người tiểu đường là gì? Cần lưu ý những gì để đảm bảo hiệu quả lâu dài? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Người tiểu đường có trồng răng Implant được không?

Người tiểu đường có trồng răng Implant được không?

Trả lời câu hỏi “Người tiểu đường có trồng răng Implant được không?” Bác sĩ cho biết vẫn có thể thực hiện được nếu bạn chọn được địa chỉ trồng răng Implant uy tín.

Tuy nhiên, người mắc tiểu đường cần xem xét những yếu tố sau:

Những yếu tố cần xem xét khi người tiểu đường cần trồng Implant

  • Mức độ kiểm soát đường huyết: Đường huyết cần phải ổn định trước khi tiến hành cấy ghép. Mức đường huyết ổn định không chỉ bảo vệ sức khỏe tổng thể mà còn giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể: Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, bao gồm các bệnh lý khác ngoài tiểu đường, cũng ảnh hưởng đến khả năng cấy ghép.

  • Tình trạng răng miệng hiện tại: Nếu có vấn đề răng miệng như viêm nướu hay nhiễm trùng, cần điều trị trước khi thực hiện cấy ghép Implant.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tư vấn đúng đắn từ Bác sĩ, tỷ lệ thành công của việc cấy ghép răng có thể lên đến trên 90%.

[cta-implant-price]

Những vấn đề có thể xảy ra khi người bị tiểu đường trồng răng Implant

Những vấn đề có thể xảy ra khi người bị tiểu đường trồng răng Implant

Tiểu đường được xem là một bệnh lý mãn tính nằm trong nhóm các bệnh chống chỉ định khi thực hiện cấy ghép Implant. Bởi đặc điểm của người mắc căn bệnh này là máu khó đông, lượng đường huyết tăng cao nên vết thương rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng. 

Hơn nữa, chức năng xử lý mô của bạch cầu cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu thực hiện các thao tác bóc tách, rạch mổ nướu, khoan xương hàm thì thời gian lành thương sẽ lâu hơn so với người bình thường. Hậu quả này có thể kéo theo nhiều biến chứng như: Trụ Implant không thể tích hợp với xương hàm, răng giả không chắc chắn, dễ gãy,…

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] - Mang thai có trồng răng Implant được không?

Người bị tiểu đường cần lưu ý gì trước khi trồng răng Implant?

Để đảm bảo quá trình cấy ghép Implant diễn ra thuận lợi, người tiểu đường cần chú ý những bước chuẩn bị sau:

Những lưu ý dành cho người bị tiểu đường trước khi trồng răng Implant

1. Kiểm tra sức khỏe tổng quát và kiểm soát đường huyết

Người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ điều trị nếu cần.

2. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và hỗ trợ quá trình hồi phục.

3. Kiểm tra tổng quát

Bệnh nhân cần kiểm tra tình trạng răng miệng và đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng thông qua X-quang hoặc CT Conebeam.

Ngoài ra, hãy tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín - nơi có Đội ngũ Bác sĩ chuyên sâu Implant để đánh giá điều kiện để thực hiện trồng răng Implant.

Người bị tiểu đường cần lưu ý gì sau khi trồng răng Implant?

Người bị tiểu đường cần chú ý nhiều điều sau khi trồng răng Implant để đảm bảo sự hồi phục tốt nhất và tránh các biến chứng có thể xảy ra

Người bị tiểu đường cần lưu ý gì sau khi trồng răng Implant?

1. Kiểm soát đường huyết

  • Đảm bảo đường huyết ở mức ổn định, vì điều này giúp quá trình hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng.

  • Lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, bao gồm thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ và hạn chế đường.

2. Chăm sóc vệ sinh răng miệng

  • Sử dụng bàn chải mềm và chỉ nha khoa để làm sạch khu vực xung quanh Implant, tránh viêm nhiễm.

  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn theo chỉ định 

3. Thực hiện theo hướng dẫn của Bác sĩ

  • Thăm khám định kỳ

  • Tuân thủ chỉ định điều trị: Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh theo đơn của Bác sĩ nếu có, và không tự ý ngưng thuốc.

4. Lưu ý đến các triệu chứng bất thường

  • Chú ý các dấu hiệu viêm nhiễm và liên hệ Bác sĩ khi: sưng, đau nhức kéo dài, chảy máu, hoặc có mủ quanh vùng cấy ghép

  • Theo dõi sức khỏe tổng quát

Tham khảo giá trồng răng Implant:

[cta-tru-implant]

>> Xem thêm:

[lien-he]

Thẩm định răngThẩm định răng