sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Hàm tháo lắp trên Implant là một giải pháp nha khoa tiên tiến được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy có nên sử dụng hàm tháo lắp trên Implant hay không? Đây là một câu hỏi phổ biến khi mọi người tìm kiếm các phương pháp cải thiện sức khỏe răng miệng và chức năng nhai. Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

Có nên sử dụng hàm tháo lắp trên Implant?

Hàm tháo lắp trên Implant là phương án phục hình răng bị mất đặc biệt cho những người bị mất nhiều răng hoặc toàn hàm, đây là phương pháp kết hợp giữa hàm răng giả tháo lắp và trụ Implant.

Có nên sử dụng hàm tháo lắp trên Implant

Để có thể thực hiện được phương án này Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép ít nhất 02 trụ Implant vào phần xương hàm, 02 trụ Implant ấy sẽ là điểm tựa để giữ hàm tháo lắp bên trên, và cả 2 sẽ được liên kết với nhau bằng khóa cài. Phương pháp này sau khi thực hiện giúp cô chú/anh chị sở hữu nét thẩm mỹ cho răng, nụ cười và đồng thời cũng đảm bảo được việc ăn nhai.

[cta-implant-price]

Các loại hàm tháo lắp trên Implant?

Hiện nay có 2 loại hàm tháo lắp trên Implant là hàm tháo lắp có thanh bar và không có thanh bar

1. Hàm tháo lắp trên Implant không có thanh bar

Như chúng ta đã biết về định nghĩa hàm tháo lắp trên Implant ở trên thì chúng là sự kết hợp giữa hàm tháo lắp và cắm Implant, trong đó phần hàm tháo lắp sẽ được nâng đỡ cố định bằng khóa liên kết với trụ Implant.

Hàm tháo lắp trên Implant không có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant không có thanh bar sẽ được phủ bằng bi dạng nam châm hoặc locator, các trụ Implant khi đặt trong xương hàm sẽ gắn với 1 khóa cài hình viên bi liên kết với một khóa cài khách trên hàm răng tháo lắp giả để chúng kết nối lại với nhau.

2. Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar sẽ được thực hiện bằng cách Bác sĩ sẽ cấy ghép 4 trụ Implant vào phần xương hàm, các trụ sẽ cố định và nối với nhau bằng một thanh kim loại, sau đó Bác sĩ sẽ tiến hành gắn hàm tháo lắp lên trên các khóa cài.

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar còn được áp dụng cho trồng răng implant All on 4 và  All on 6. Đối với  All on 4 thì Bác sĩ sẽ cấy ghép 4 trụ implant và gắn hàm tháo lắp lên trên, tương tự  All on 6 cũng vậy

Ưu điểm của hàm tháo lắp trên Implant

Ưu điểm của hàm tháo lắp trên Implant

  • Hàm tháo lắp trên Implant chắc chắn: với đặc tính hàm tháo lắp trên trụ Implant nên sẽ khá chắc chắn và gần giống với răng thật, ăn nhai thoải mái, thẩm mỹ. Ngoài ra hàm tháo lắp trên Implant không tựa vào nướu nên sẽ không kích ứng hay gây đau, không sợ lệch hàm.

  • Hàm tháo lắp trên Implant thoải mái: bạn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn so với hàm giả tháo lắp truyền thống, đảm bảo chức năng ăn nhai, thời gian nhai lâu hơn và lực tốt hơn nhờ có sự cố định của các trụ Implant thay thế chân răng thật ở bên dưới.

  • Tuổi thọ của hàm tháo lắp trên Implant cao: có thể dùng trong vòng 20 năm mà không cần phải làm lại, còn những loại hàm giả tháo lắp truyền thống tuổi thọ chỉ từ 5 - 10 năm.

Hạn chế của hàm tháo lắp trên Implant

Hạn chế của hàm tháo lắp trên Implant

  • Chi phí cao: giá của hàm giả tháo lắp trên Implant cao hơn so với các loại thông thường. 

  • Cần chăm sóc kỹ: khi sử dụng hàm tháo lắp trên Implant bạn phải chăm sóc kỹ về vấn đề vệ sinh răng miệng để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa gây mùi khó chịu cho khoang miệng.

  • Cần thăm khám định kỳ: bạn cần thăm khám kiểm tra lại răng hàm tháo lắp trên Implant sau 3 - 5 năm để thay thế các phụ kiện.

  • Thời gian phục hình hàm giả tháo lắp Implant khá lâu.

Quy trình làm hàm tháo lắp trên Implant

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Trước khi thực hiện quy trình làm hàm tháo lắp trên Implant bạn cần khám sức khỏe tổng quát về tình hình răng miệng trước, nếu gặp các bệnh lý về răng cần điều trị trước khi thực hiện, đồng thời Bác sĩ cũng sẽ đánh giá số lượng và xác định vị trí các răng bị mất để tiến hành lên kế hoạch phục hình.

Bước 2: Cắm trụ Implant

Sau khi đã có phác đồ điều trị cụ thể và rõ ràng, Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện phẫu thuật cấy ghép trụ Implant từ 2 - 4 trụ trên một hàm, công việc này đòi hỏi sự cẩn trọng, tay nghề Bác sĩ phải lắp đặt đúng hướng, đúng độ nghiêng và độ sâu để Implant và xương hàm tích hợp với nhau.

Trong quá trình đợi hàm tháo lắp trên Implant, Bác sĩ sẽ gắn tạm hàm phủ lên trụ Implant để giúp làm quen và ăn nhai. Sau 3 - 6 tháng, khi Implant đã tích hợp vào phần xương hàm Bác sĩ sẽ làm tiểu phẫu làm lộ trụ Implant, tạo hình nướu

Bước 3: Gắn hàm tháo lắp

Trong trường hợp bạn chọn hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar thì Bác sĩ sẽ lấy dấu các Implant để chế tác thanh bar, trước khi gắn hàm chính thức Bác sĩ sẽ gắn hàm phủ tạm, nếu khớp cắn đều và đẹp, không bị phát sinh các vấn đề thì Bác sĩ sẽ tiến hành gắn hàm tháo lắp trên Implant.

5. Cách vệ sinh hàm tháo lắp trên Implant

Sau khi thực hiện hàm tháo lắp trên Implant xong cần ăn uống, bổ sung các loại khoáng chất, vitamin. Nên hạn chế ăn những đồ quá dai, cứng hoặc chứa nhiều đường.

Cách vệ sinh hàm tháo lắp trên Implant

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch tránh gây mùi.

Thăm khám răng định kỳ để bác sĩ làm răng vôi răng và kiểm tra phần Implant, hàm tháo lắp 

[lien-he]

Thẩm định răngThẩm định răng