sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Cấu trúc răng hàm giữ vai trò cấu tạo nên khuôn mặt cân đối hài hòa thẩm mĩ,  giữ chức năng ăn nhai. Bạn cần hiểu biết  chính xác về cấu trúc hàm răng để hạn chế những tổn thương cho răng, biết cách lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Cấu tạo hàm răng người

Trên thực tế một hàm răng người trưởng thành có tổng cộng 32 cái răng, chia đều cho hai hàm (hàm trên 16 và hàm dưới 16). Các răng được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm răng cửa,  nhóm răng nanh, nhóm răng tiền hàm và nhóm răng hàm.

  • Răng cửa gồm răng số 1, số 2

  • Răng nanh là răng số 3

  • Răng hàm nhỏ gồm số 4 và số 5

  • Răng hàm lớn gồm răng số 6, 7 và 8

cau truc ham rang nguoi
Người trưởng thành có 32 cái răng chia đều cho hàm trên và dưới

Số răng vĩnh viễn của người trưởng thành sẽ nhiều hơn số răng sữa khi còn bé. Răng sữa thường có 20 cái răng, thường được mọc từ 8 tháng đến 2 tuổi rưỡi.

 

Răng

Hàm trên

Hàm dưới

Răng cửa giữa mọc ở độ tuổi

7 – 8 tuổi

6 – 7 tuổi

Răng cửa bên

8 – 9 tuổi

7 – 8 tuổi

Răng nanh

11 – 13 tuổi

9 – 10 tuổi

Răng cối nhỏ thứ I

10 – 11 tuổi

10 - 12 tuổi

Răng cối nhỏ thứ II

10 – 12 tuổi

11 – 12 tuổi

Răng cối lớn thứ I

6 – 7 tuổi

6 – 7 tuổi

Răng cối lớn thứ II

12 – 13 tuổi

11 – 13 tuổi

Răng cối lớn thứ III (răng khôn)

17 – 31 tuổi

18 - 25 tuổi

 

Các răng sữa thực hiện chức năng “ăn nhai tạm thời” cho đến khoảng 6 - 7 tuổi thì bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu từ 7 - 8 tuổi cho đến 12 - 13 tuổi. Riêng đối với 4 chiếc răng khôn (hay còn gọi là răng hàm thứ 3/răng cối 3) sẽ mọc từ 17 - 25 tuổi (tùy người). Do mọc cuối cùng nên răng khôn thường không đủ chỗ trên cung hàm để chen vào nên có thể mọc ngầm hoặc đâm ngang các răng lân cận gây đau nhức khó chịu.

[cta-braces-tea]

2. Chức năng của răng

Về cơ bản, hàm răng người có ba chức năng chính: Phát âm, ăn nhai và chức năng thẩm mỹ.

Chức năng ăn nhai:

Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Răng có chức năng cắt nhỏ thức ăn, cùng với lười nghiền nhỏ thức ăn trước khi vào bên trong cơ thể để các bộ phận như bao tử, ruột non… hoạt động. Chức năng cụ thể của các nhóm răng như sau:

  • Răng cửa dùng để cắn thức ăn

  • Răng nanh để xé thức ăn

  • Răng hàm nhỏ và răng hàm lớn dùng để nghiền nát thức ăn.

Tuy nhiên với chiếc răng hàm thứ 3 tức răng khôn gần như ít có khả năng ăn nhai. Trong trường hợp răng mọc thẳng bình thường và không chen chúc làm lệch những răng bên cạnh thì có thể giữ. Tuy nhiên, với những trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc làm ảnh hưởng đến những chiếc răng khác thì Bác sĩ Chuyên sâu khuyên bạn nên nhổ răng. Và khi ấy, việc mất chiếc răng hàm số 3 không ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai.

Chức năng phát âm:

Răng cùng với lưỡi và hàm tham gia vào khả năng phát âm của một người. Nếu răng đều và đầy đủ góp phần giúp cho quá trình phát âm tròn vành rõ chữ hơn. Tuy nhiên với những trường hợp răng sữa mất sớm sẽ làm trẻ nói ngọng và phát âm không chính xác.

Người lớn mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng, không thể phát âm chuẩn được, đặc biệt là khi học ngoại ngữ, các âm "sờ" hay "th", "ch", “v”... các âm này đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía sau răng cửa trên, hoặc tựa môi và răng để phát âm thành tiếng.

Nếu mất răng sẽ tạo khoảng trống sẽ không phát âm được hoặc phát âm sẽ lơ lớ, hoặc ngọng. Những trường hợp răng lệch lạc hay thưa cũng vậy, khi ấy luồng hơi từ trong miệng đẩy ra ngoài sẽ không đều và tạo thành tiếng phát ra không chuẩn.

Một số ví dụ về từ tiếng Việt và tiếng Anh cần sự tham gia nhiều của răng như:

Âm cần sự kết hợp lưỡi và răng:

  • Các từ bắt âm “th”: “thanh thoát, thỉnh thoảng, thông thường…”

  • Hoặc những từ tiếng Anh: “That, this, though…”

Âm cần sự kết hợp môi và răng:

Ví dụ các âm: “v, f, ph…”

  • Một số từ tiếng Việt: vui vẻ, va vấp, phong phú, phung phí, phơi phới...

  • Một số từ trong tiếng Anh chữ volunteer, vaccine, vacation, food, film, fat, ...

Chức năng thẩm mỹ:

Cấu tạo hàm răng đẹp và khoẻ mạnh sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, cân đối khuôn miệng và làm nụ cười thêm duyên dáng hơn. Những người có hàm răng hô, móm, thưa hay lệch lạc cũng ảnh hưởng đến nét đẹp và nét duyên dáng chung của khuôn mặt.

chuc nang an nhai
Hàm răng đều giúp việc ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ tốt hơn

3. Cấu trúc răng của người trưởng thành

Một chiếc răng của người trưởng thành sẽ có hai phận chính là thân răng và chân răng:

  • Thân răng ở bên trên, tham gia ăn nhai trực tiếp và là bộ phận mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thân răng sẽ có 3 mặt gồm: Mặt nhai đối với răng hàm hoặc cạnh cắn đối với răng cửa, mặt ngoài đối với răng cửa trước, phần tiếp xúc má đối với răng hàm; mặt trong
    tiếp xúc với lưỡi.

 Mô tả thân răng (bộ phận nhìn thấy bằng mắt thường) của các loại răng

Răng cửa

Răng nanh

Răng hàm

  • Nằm ở vị trí phía trước, dễ dàng nhìn thấy khi nói chuyện hoặc cười hé môi.
  • Có một cạnh thẳng như một công cụ để cắt thức ăn
  • Răng nanh có cạnh dài sắc nhọn nằm giữa nhóm răng cửa phía trước và răng hàm
  • Một số người có răng nanh mọc lệch, chếch ra trước thì được gọi là “răng khểnh”
  • Nằm sâu trong cung hàm
  • Có kích thước lớn hơn các loại răng khác
  • Mặt nhai có các múi răng. Các múi răng là điểm nhô lên trên bề mặt nhai của răng
  • Răng tiền hàm (răng hàm nhỏ) có 2 múi .
  • Răng hàm lớn có 4 múi hoặc nhiều hơn.


Thân răng được cấu trúc chính bởi men răng, ngà răng và tuỷ răng. Mỗi bộ phận có vai trò và tác động lớn đến sự khỏe mạnh của răng miệng.

 

Các thành phần của thân răng

Vai trò và đặc điểm

Men răng là lớp bao phủ toàn bộ thân răng và lớp trên cùng của răng, rất cứng có màu màu trắng.

  • Men răng định hình lên các múi và hố rãnh ở các răng cửa và răng hàm.

  • Là thành phần cứng nhất trong cơ thể và không có dây thần kinh chi phối. Vì thế những tổn thương trên men răng thường không gây cảm giác đau đớn nên khó nhận biết.

  • Không có nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu nếu men răng bị tổn thương thì không có khả năng tự phục hồi lại như cũ.

 

Ngà răng ít cứng hơn so với men răng có màu kem, chiếm phần lớn khối lượng của răng.

 

  • Nằm bên dưới lớp men răng

  • Ngà răng ít cứng hơn so với men răng có màu kem, chiếm phần lớn khối lượng của răng.

  • Ngà răng có thể tự tái sinh để chống lại tác nhân gây đau răng: sâu răng, sự mài mòn răng, hoặc gãy 1 phần thân răng

  • Nếu răng bị đau buốt, ê có thể do nguyên nhân ngà răng bị lộ ra ngoài, hay có sự thay  đổi đột ngột nhiệt độ, các tác nhân ảnh hưởng đến ngà răng

Tuỷ răng là các dây thần kinh và mạch máu nằm ở trong răng

  • Tuỷ răng nằm trọn trong lòng của răng ở trên thân răng gọi là buồng tuỷ và dưới chân răng được gọi là ống tuỷ.

  • Nếu tuỷ răng bị hở ra môi trường và nhiễm khuẩn do sâu răng hoặc chấn thương thì tuỷ răng sẽ chết và là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau dữ dội

  • Răng có thể phải nhổ bỏ nếu việc điều trị tuỷ răng không được thực hiện, hoặc thực hiện không đúng cách.

 

cau truc rang cua nguoi truong thanh
Cấu trúc răng của người trưởng gồm hai phần chính là thân răng và chân răng
  • Chân răng nằm sâu bên dưới nướu và trong xương hàm. Chân răng sẽ có 3 kiểu: răng có 1 chân, 2 chân hoặc 3 chân. Răng có 1 chân thường là các răng cửa trước, còn răng có 2 chân, 3 chân là răng hàm.

+ Các răng cửa và răng nanh có một chân răng.

+ Các răng tiền hàm có một hoặc 2 chân răng.

+ Các răng hàm lớn có thể có từ 2 đến 3 chân răng hoặc nhiều hơn.

Các chân răng là phần răng nằm trong xương ổ răng của xương hàm. Mỗi chân răng có một buồng tuỷ có mạch máu và thần kinh chạy qua.

Chân răng phía ngoài được bao phủ bởi một lớp cementum và được giữ bởi các dây chằng nha chu:

+ Cementum  là lớp phủ mỏng canxi bao bọc lấy các chân răng. Nó bao phủ toàn bộ ngà răng ở vùng chân răng, không có dây thần kinh chi phối và là nơi bám dính của hệ thống dây chằng nha chu.

+ Các dây chằng nha chu là nơi bám dính giữa chân răng và xương ổ răng trong xương hàm. Bộ phận này của chân răng được chi phối và nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu, thần kinh. Các dây chằng nha chu có ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng trên xương hàm.

  • Ngoài ra còn có cổ răng là phần tiếp giáp với nướu, phân cách giữa thân răng và chân răng.

4. Phân biệt răng cấm và răng khôn

Răng cấm là răng hàm số 1, hay răng cối số 1. Trong tổng thể răng trên cung hàm thì răng cầm là chiếc răng số 6, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn.

Trong khi đó răng khôn lại là răng hàm số 3 hoặc răng cối 3. Răng khôn mọc sau nhất và nằm ở vị trí cuối cùng (răng số 8) trên cung hàm. Răng khôn có ít vai trò đối với việc ăn nhai. Trong những trường hợp có dấu hiệu mọc răng khôn và làm tổn hại đến các răng khác gây đau nhức thì có thể nhổ răng khôn để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho các răng còn lại.

Khẳng định một điều quan trọng: Răng cấm không phải là răng khôn. Nhiều người nghe nói không nên nhổ răng cấm thì mặc định cũng không thể nhổ răng khôn dù cho đau nhức hay ê buốt vì “răng khôn mọc dại” là hoàn toàn sai.

cau truc rang tren cung ham
Răng cấm là răng số 6, răng khôn là răng số 8

5. Tại sao phải có kiến thức về cấu tạo răng hàm

Việc tìm hiểu cấu tạo răng người giúp cho bạn hiểu và nắm rõ cấu tạo của răng, ý thức về vai trò quan trọng của răng, cẩn thận và kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng, hạn chế những thói quen không tốt cho chính mình và những người thân như ăn đồ nóng, đồ lạnh thường xuyên, mút tay, đẩy lưỡi…

Đồng thời một vai trò quan trọng hơn nữa cho việc tìm hiểu kiến thức về cấu trúc răng hàm giúp cho bạn sớm phát hiện và can thiệp để bảo vệ răng miệng, cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Một vài ví dụ cụ thể như sau: Nếu phát hiện tình trạng răng sâu có thể do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do cấu trúc các răng trên hàm không đều, lệch lạc, quá thưa hoặc quá chen chúc… làm cho các thức ăn thừa bám trên răng khó vệ sinh sạch dẫn đến sâu răng, viêm nha chu hoặc viêm tủy răng, sứt mẻ men răng không thể phục hồi…

cau truc rang ham
Hàm răng đều sau khi niềng giúp việc ăn nhai tốt hơn, thẩm mỹ và tự tin hơn

Để biết tình trạng, cấu trúc, hình dạng và các vấn đề về răng miệng trên cung hàm, bạn cần đến những Nha khoa Chuyên sâu uy tín để thăm khám định kỳ, chụp phim X- Quang và nghe tư vấn cụ thể từ Bác sĩ chuyên môn.

Minh Cảnh - một khách hàng đang niềng răng tại Nha khoa Chuyên sâu Up Dental chia sẻ: “Lúc trước mình bị dư 1 răng giữa 2 răng cửa (có tận 3 răng cửa), từ đó làm cả hàm trên bị lệch lạc, rồi lệch luôn cả khớp cắn…”. Sâu thời gian chụp hình X - Quang, bác sĩ thăm khám cấu trúc răng, hàm. Bác sĩ khuyên Minh Cảnh cần phải niềng răng để giúp cải thiện tình trạng răng, tăng cường tính thẩm mỹ và chức năng. Sau vài tháng đeo niềng răng, Minh Cảnh tự thấy: “Tình hình là khoe 2 cái răng cửa sắp chạm vào nhau”.

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng