sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng là phương pháp thẩm mĩ răng không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên nhiều câu hỏi đặt ra niềng răng mắc cài có nguy hiểm không, niềng răng mắc cài có đau không, có ảnh hưởng làm cho răng yếu về sau đang được cộng đồng những người niềng răng quan tâm tìm lời giải đáp.

Niềng răng là phương pháp thẩm mĩ răng không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên nhiều câu hỏi đặt ra niềng răng mắc cài có nguy hiểm không, niềng răng mắc cài có đau không, có ảnh hưởng làm cho răng yếu về sau đang được cộng đồng những người niềng răng quan tâm tìm lời giải đáp.

Có thể nói niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh các khiếm khuyết của răng như hô, móm, thưa, lệch lạc... Bởi vì có nhiều ưu điểm mà niềng răng mắc cài kim loại ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên đối với những ai chưa biết đến phương pháp này, trong lòng họ vẫn đang tồn tại một vướng mắc rằng "niềng răng mắc cài có nguy hiểm không?". Nếu bạn cũng là một trong những người đang quan tâm vấn đề này, bài viết sau đây chính là lời giải đáp cho bạn.

Những điều cần biết về mắc cài kim loại

Niềng răng là phương thức làm đẹp được gieo mầm và xuất hiện từ thời cổ đại những năm đầu của thế kỷ 19 đặc biệt tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 20 thì niềng răng mới được phát triển một cách vũ bão, Việt Nam cũng không ngoại lệ bởi nhiều người đã nhận thức được tầm quan trọng của răng, các chức năng của răng cần cải thiện, đặc biệt là thay đổi thẩm mỹ cho hàm răng và khuôn mặt.

Vào thế kỷ 20 phương pháp niềng răng mắc cài được cho ra đời và niềng răng mắc cài kim loại chính là loại niềng răng mắc cài đầu tiên trong kỹ thuật chỉnh nha. Ngày nay niềng răng mắc cài kim loại còn được gọi với cái tên niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng sắt hay niềng răng mắc cài inox. Chất liệu để làm mắc cài ngày ấy thường làm bằng vàng, bạc chính vì vậy chi phí rất cao và đối tượng thực hiện phương pháp làm đẹp này chỉ dành cho các tầng lớp quý tộc, thương gia.

Ngày nay, với sự cải tiến của công nghệ chỉnh nha ngày càng vượt bậc thì niềng răng mắc cài kim loại được làm từ hợp chất kim loại không gỉ, đạt chuẩn y tế, an toàn trong môi trường ẩm ướt của khoan miệng, đồng thời giá thành của loại mắc cài sản xuất bằng hợp kim cũng rẻ hơn rất nhiều. Vì thế những ai có nhu cầu niềng răng đều có thể thực hiện mà không phải chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế khá giả như những thập niên trước. 

Hệ thống mắc cài kim loại ngày trước khá đơn giản, chưa đầy đủ các khí cụ hỗ trợ niềng răng. Ngày nay với hệ thống mắc cài kim loại đã đầy đủ, khung kim loại của mắc cài rất mạnh chịu được các tác động lực ăn nhai hằng ngày lên răng, giúp bạn giảm đi những lo ngại về việc ăn uống trong quá trình niềng. Tuy nhiên, mắc cài kim loại có yếu điểm là dễ bung sút, chính vì thế chỉ nên ăn những thực phẩm mềm không phải dùng lực cắn lớn để giảm thiểu tình trạng bung sút. Ở những ngày đầu, mắc cài sẽ gây cộm và khó chịu chính vì thế người niềng răng cần thời gian tập làm quen, thích nghi trong quá trình niềng.

[cta-braces-tea]

Niềng răng mắc cài kim loại có nguy hiểm không?

Tuy chất liệu là inox nhưng thực tế niềng răng mắc cài kim loại không có 1 chút nguy hiểm nào

Nhiều bạn trẻ trước khi niềng răng thường lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi như: Niềng răng có tốt không, niềng răng mắc cài có nguy hiểm không, niềng răng có bị hóp má, niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh, niềng răng có làm yếu răng... và còn ti tỉ những câu hỏi liên quan đến niềng răng mắc cài khác mà nhiều người luôn muốn biết một cách tườm tận trước khi niềng răng. Đây là một tâm lý chung, dễ hiểu và đáng thông cảm bởi niềng răng là một sự thay đổi hệ trọng trên chính cơ thể bạn, nếu chỉ cần chọn sai thì sẽ chịu nhiều tác hại khôn lường. 

Theo chia sẻ của nhiều bạn niềng răng cho hay "Mình chưa bao giờ hối hận về quyết định niềng răng, mình cảm thấy rất vui vì hiện tại răng đã đều đẹp như ý muốn. Niềng răng là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời mình".

Nhiều bạn cũng chia sẻ, giải đáp những lo lắng về vấn đề niềng răng: Niềng sẽ không đau quá mức như nhiều người thường đọc và tìm hiểu trên mạng, mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau. Trên thực tế, niềng răng chỉ đau ở giai đoạn gắn thun tách kẽ, cảm giác ê ê ở những vị trí tách kẽ răng. Khi vừa gắn mắc cài, bạn có thể sẽ chịu một vài cơn đau nhức, ê buốt do các bộ phận của răng miệng chưa kịp thích ứng. Tuy nhiên, sau khoảng 7-10 ngày bạn sẽ quen dần với cảm giác này.

Ngoài ra niềng răng không gây ảnh hưởng đến thần kinh, hóp má hay làm yếu răng về sau bởi niềng răng giúp cung hàm đúng tỉ lệ, tròn đều và đẹp hơn. Những trường hợp các bạn bảo niềng răng bị hóp má nguyên nhân chính chủ yếu bạn bị sụt cân, stress đặc biệt trong quá trình niềng răng nếu bạn lười ăn nhai hay chỉ ăn nhai một hàm sẽ khiến cho cơ nhai bị teo và dẫn đến hóp má. Cách khắc phục tốt nhất bạn nên ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể để không bị tụt cân, và đặc biệt phải ăn nhai đều hai bên hàm.

Bên canh những yêu điểm vượt bậc về niềng răng mắc cài kim loak thì với phương pháo này đôi khi các khí cụ có thể gây tổn thương tới bệnh nhân nếu bệnh nhân là vận động viên hoặc là làm việc trong các công việc cần đến nhiều hoạt động thể chất. Đồng thời, khả năng bung sút dây thun cũng diễn ra thường xuyên xảy ra chính vì vậy bệnh nhân phải hạn chế một số loại thực phẩm như đồ ăn cứng, các loại kẹo ngọt... để bảo vệ khí cụ niềng răng cũng như dễ dàng trong việc vệ sinh răng miệng hơn.

nieng rang mac cai kim loai
Niềng răng mắc cài mặt ngoài và mắc cài mặt trong 

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại Up Dental

Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tại Nha khoa Up Dental

Niềng răng phải trải qua nhiều giai đoạn. Tại Up Dental, đối với bệnh nhân chọn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại sẽ trải qua những giai đoạn sau.

Bước 1: Chụp X-Quang và khám tổng quát tình trạng răng

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ đến nha khoa để tiến hành thăm khám và chụp X-quang. Lúc này các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả ảnh X-quang hình trong miệng và ngoài mặt để kiểm tra, phân tích tình trạng răng, thẩm mỹ nụ cười khuôn mặt trước và sau khi niềng. Khi Bác sĩ đã thu thập đầy đủ các dữ liệu về tình trạng răng miệng sẽ lập ra phác đồ điều trị xuyên suốt quá trình niềng, tư vấn một cách nhiệt tình và đầy đủ nhất về các phương pháp điều trị chỉnh nha phù hợp. 

Bước 2: Lập quy trình/phác đồ điều trị niềng răng

Tiếp theo đó, các Bác sĩ sẽ tiến hành lập phác đồ điều trị từ các dữ liệu thăm khám thu được. Vì mỗi người đều có một tình trạng răng khác nhau nên kế hoạch di chuyển răng, lực kéo răng của mắc cài và dây cung, thời gian dự kiến cho từng giai đoạn và cả quá trình điều trị cũng hoàn toàn khác nhau. Tùy vào tình trạng răng miệng và quyết định của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp niềng răng phù hợp nhất, và phương pháp này cũng đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh nhân.

Bước 3: Gắn mắc cài - tái khám

Gắn mắc cài

Bước thứ ba, Bác sĩ sẽ bắt đầu giai đoạn lấy có khâu để gắn hệ thống mắc cài kim loại và dây cung phù hợp với tình trạng răng miệng từng người. Dưới đây là trình tự các bước khi tiến hành gắn mắc cài kim loại bạn cần biết

  • Bước 1: Làm sạch nhẹ, đánh bóng bề mặt răng.
  • Bước 2: Đặt dụng cụ banh môi 2 bên má ra hai bên.
  • Bước 3: Etching: dùng axit nha khoa lên bề mặt răng sau đó rửa và thổi khô.
  • Bước 4: Bonding: đặt keo dán lên bề mặt răng chờ 20 giây và thổi nhẹ.
  • Bước 5: Gắn mắc cài va chiếu đèn Halogien, đặt composite gắn lên mắc cài (chiếu đèn 10 giây).
  • Bước 6: Gắn tất cả các mắc cài trên răng và chiếu đèn Halogien kết thúc. Đảm bảo mỗi răng được đèn Halogien chiếu 40 giây.
  • Bước 7: Gắn dây cung trên các rãnh mắc cài và tạo lực nhẹ.

Tái khám định kỳ

Sau khi gắn mắc cài, mỗi tháng khách hàng sẽ được hẹn tái khám định kỳ tại Nha khoa để cùng Bác sĩ kiểm tra việc niềng răng mắc cài kim loại, dịch chuyển dây cung, thay dây thun mới và điều chỉnh lực kéo răng phù hợp với từng giai đoạn điều trị. Đảm bảo tình trạng răng tiến triển đúng theo phác đồ điều trị.

 

gan mac cai nieng rang
Quy trình niềng răng chuẩn phải trải qua nhiều giai đoạn

Bước 4: Đeo hàm duy trì ổn định răng

Kết thúc quá trình niềng răng, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và làm hàm duy trì. Ở thời điểm này xương và răng sau khi niềng vẫn còn mền và chưa kịp thích nghi với sự thay đổi mới, răng có xu hướng về lại vị trí ban đầu. Nhiệm vụ của hàm duy trì là giữ các răng ổn định ở vị trị mới cho đến khi xương, răng và nướu răng thích nghi với sự thay đổi của hàm răng. Chính vì vậy các bạn cần tuân thủ việc đeo hàm duy trì một cách chặt chẽ nhất, đảm bảo đeo hàm duy trì ít nhất 20 giờ/ ngà ở những tháng đầu mới tháo mắc cài. Ngoài ra, cần tuân thủ các quy tắc đeo hàm duy trì để giảm sự khó chịu cũng như đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình duy trì răng ổn định.

4 nguyên tắc khi đeo hàm duy trì:

  1. Tuân thủ thời gian đeo
  2. Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp
  3. Vệ sinh hàm duy trì
  4. Tái khám đúng hẹn

Up Dental là trung tâm niềng răng uy tín hàng đầu Việt Nam với đội ngũ bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm cao với bề dày hàng chục năm trong lĩnh vực chỉnh nha thẩm mỹ. Up Dental luôn cam kết về sự an toàn và kết quả niềng răng, mang đến sự hài lòng cho tất cả khách hàng.

“Tôi quyết định chọn up dental bởi vì khi vào tôi được khám và tư vấn rất kỹ. Ở đây còn giải đáp được hết thắc mắc và nỗi lo sợ của tôi về việc nhổ răng và ảnh hưởng của nó. Ngoài ra các bác sĩ và nhân viên ở đây rất dễ thương, rất ân cần và tận tình. Sau khi khám răng xong vài ngày tôi còn được hỏi thăm về tình hình sau khi tái khám có vấn đề gì hay không. Bây giờ tôi đeo niềng đã được 15 tháng rồi đấy, cũng đã quen và thấy thoải mái rất nhiều. Vậy nên khi mà có ý định làm răng thì nhanh nhanh làm ngay đi. Trước sau gì mình cũng làm mà. Tại sao không để bản thân đẹp sớm hơn một chút nè.” – chia sẻ của khách hàng Nguyễn Thị Thanh Chuyên.

>>Xem thêm: Giá niềng răng mắc cài kim loại mới nhất tại Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng