“Chị thấy niềng nếu nói không đau thì cũng không đúng, cũng có đau nhưng ở mức chịu đựng được, không đến nỗi” - Kim Sa.
“Chị thấy niềng nếu nói không đau thì cũng không đúng, cũng có đau nhưng ở mức chịu đựng được, không đến nỗi” - Kim Sa.
Huỳnh Thị Kim Sa - 29 tuổi, niềng răng ở Up Dental được 2 năm. Trong thời gian niềng răng, Kim Sa có buổi review ngắn về hiệu quả niềng răng, kinh nghiệm đeo mắc cài, ăn uống khi tháo niềng.
Nói về lý do Kim Sa tiến đến quyết định niềng răng cách đây 2 năm là vì hàm răng hô xấu xí. Cô nàng nàng cho biết: “Răng của chị hô, xấu quá đi niềng. Đi niềng cho đẹp lên thôi chứ không có ảnh hưởng gì”. Các Bác sĩ chuyên môn cho biết: Răng hô còn gọi là răng vẩu, là một dạng sai khớp cắn trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm trên và dưới. Khi bị răng hô, hàm trên sẽ chìa và nhô ra trước nhiều so với hàm răng dưới. Khi nhìn nghiêng, phần dưới khuôn mặt sẽ nhô ra trông rất kém duyên và ít thẩm mỹ.
Trong một lần tình cờ biết đến Up Dental trên mạng, Kim Sa đặt lịch hẹn đến nha khoa tư vấn thử. Những thiện cảm ban đầu như tư vấn nhiệt tình, Bác sĩ chuyên nghiệp, Kim Sa cảm thấy tin tưởng và quyết định niềng răng ngay. Phương pháp niềng răng mà Kim Sa lựa chọn là niềng răng mắc cài kim loại bởi vì chi phí thấp nhất và thời gian niềng răng cũng nhanh nhất. Sau 2 năm niềng răng mắc cài kim loại, Kim Sa tháo niềng với một sự thay đổi tích cực: “Thấy đẹp hơn, thấy ok không có vấn đề gì hết. Mình thấy rất ưng”.
Chia sẻ về quá trình niềng răng của mình trong khoảng thời gian 2 năm, Kim Sa khẳng định niềng răng đau nhưng mức độ đau trong giới hạn có thể chịu đựng được. Lúc đầu, khi nghĩ đến niềng răng Kim Sa cũng lo sợ nhiều lắm, tuy nhiên thực tế chỉ là cảm giác hơi ê ê, khó chịu một chút mà thôi. Cô nàng kể lại: “Chị thấy niềng nếu nói không đau thì cũng không đúng, cũng có đau nhưng ở mức chịu đựng được, không đến nỗi. Lúc đầu cũng sợ lắm nhưng làm riết thì thấy quen luôn, lì ra luôn, hết sợ. Chị thấy tách kẽ hơi khó chịu nhất thôi, còn lúc gắn thì hơi ê ê, lúc sau mình cũng thấy bình thường lại. Lì với chai hết đau luôn”.
Tình trạng răng của Kim Sa là răng hô nên Bác sĩ chỉ định cần phải nhổ răng để có khoảng trống nắn chỉnh các răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Nhiều người lo lắng nhổ răng khi niềng sẽ đau, khó chịu. Bản thân Kim Sa, cô nàng lại cảm thấy quá trình nhổ răng khi niềng diễn ra bình thường. “Chị nhổ 4 cái luôn nhưng cảm thấy bình thường, chị nhổ răng khôn thì hơi đau xíu thôi còn mấy răng cối thì nhổ chị không biết luôn. Không biết Bác sĩ tiêm với nhổ sao, chị thấy cái răng mới biết rớt cái răng, chị không thấy đau tại tiêm thuốc tê mà. Đặc biệt là tiêm mà chị cũng không biết luôn, chị thấy không đau mấy”.
Nhổ răng khi niềng, Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng cối nhỏ (răng số 4). Khác với việc nhổ các răng mọc ngầm hay răng khôn nằm sâu bên trong, nhổ răng số 4 là một tiểu phẫu đơn giản, Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, lấy răng nguyên vẹn ra khỏi xương ổ răng. Khoảng trống nhổ răng sẽ được đóng khít sau khi kết thúc quá trình niềng răng.
[cta-bao-gia]
Những ngày đầu đeo mắc cài kim loại, Kim Sa cảm thấy hơi cộm và chưa quen. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ là thời gian đầu. Khoảng thời gian sau đó, khi đã quen dần với mắc cài, Kim Sa thậm chí còn cảm thấy trống vắng, khác lạ khi tháo mắc cài. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng được cô nàng chia sẻ thiết nghĩ sẽ cần thiết với những ai đang hoặc chuẩn bị niềng răng bằng mắc cài kim loại. Theo cảm nhận của riêng Kim Sa thì thời gian đầu đeo niềng, việc phát âm, hát sẽ có một vài khó khăn: “Chị cũng hay hát nên lúc mới đeo mình nói cũng hơi đớ một xíu nhưng quen rồi thấy cũng bình thường. Chị thấy không ngọng lắm, tại mình đeo nên giọng nói của mình hơi ngọng một xíu nhưng rồi cũng bình thường”.
Đó là những giải đáp của Kim Sa xoay quanh những thắc mắc niềng răng đau, khó chịu như thế nào? Cùng với những bất tiện trong thời gian đầu chưa quen với niềng răng, Kim Sa phải học cách thích nghi với những thói quen mới như ăn uống và chăm sóc răng khi niềng. Dưới đây là những chia sẻ của cô nàng trong vấn đề này.
Thói quen ăn uống đúng cách giúp bạn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Việc ăn uống cẩn thận khi mới đeo mắc cài cũng giúp bạn giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì rơi mắc cài tốn thời gian niềng lại. Kim Sa chia sẻ kinh nghiệm ăn uống khi niềng răng của mình: “Lúc đầu chị cũng ăn cháo nhưng lúc mới làm răng, nhổ răng. Từ từ mình ăn cơm nhão, trái cây thì mình lựa những trái cây mềm mình ăn. Mình nên ăn những thứ mềm thôi, hạn chế ăn cứng. Cái đó tốt cho mình thôi”.
Ca niềng răng của Kim Sa đặc biệt ở chỗ cô nàng mang thai trong quá trình đeo mắc cài. Mang thai khi niềng răng không phải là trường hợp hiếm gặp cũng như không phải là điều không được khuyến cáo của các Bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, mang thai khi niềng răng bạn cần lưu ý một số vấn đề như hạn chế chụp X-quang, nhổ răng trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai. Bản thân Kim Sa, cô nàng mang thai khi đã niềng răng được một khoảng thời gian 1 năm. Lúc này, các công đoạn chụp X-quang, nhổ răng đã qua và việc mang thai khi niềng cũng không quá khó khăn. Kim Sa kể lại một cách khá thoải mái: “Chị thấy cũng bình thường, đeo cũng quen rồi nên không có gì hết. Không có bị nghén nhiều nên chị cũng thấy thoải mái, chị thấy bình thường. Không thấy khó khăn gì hết”.
[cta-cam-nang]
Đến thời điểm hiện tại, Kim Sa đã tháo niềng và chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì để ổn định răng sau niềng. Sau khi tháo niềng, các răng không còn hệ thống mắc cài, dây cung hay máng niềng cố định, răng rất dễ chạy hoặc xô lệch trở lại. Các răng và xương hàm lúc này còn khá nhạy cảm và chưa thực sự cứng chắc, hàm duy trì có tác dụng là khung cố định giữ các răng ở đúng vị trí trên cung hàm sau khi tháo niềng. Kim Sa chia sẻ kinh nghiệm: “Lúc mới tháo niềng, Bác kêu chị đeo hết trong vòng 6 tháng, xong rồi 3 tháng sau tiếp theo đeo vào ban đêm”. Trung bình thời gian đeo hàm duy trì trong một ngày nên từ 20 - 22h/ngày, đặc biệt là buổi tối khi ngủ. Theo các bác sĩ niềng răng thì thời gian đeo hàm duy trì càng nhiều càng tốt, bạn chỉ nên tháo hàm duy trì khi ăn uống hoặc đánh răng.
Chi phí cho phương pháp niềng răng mắc cài kim loại mức độ trung bình của Kim Sa là 25 triệu. Với chính sách niềng răng trả chậm 1 triệu/tháng của nha khoa Up Dental, Kim Sa không cần phải thanh toàn bộ chi phí niềng răng một lần. Thay vào đó, mỗi tháng tái khám, Kim Sa chỉ cần mang theo 1 triệu để trả dần cho nha khoa đến khi hoàn tất chi phí mà không phát sinh bất kỳ lãi suất nào. Nhận xét về chính sách này, Kim Sa cho biết: “Quá tuyệt vời tại vì lúc đó chị cũng không có tài chính thoải mái nên mình thấy cái này rất được nên mình cũng có giới thiệu cho mọi người, cũng có mấy bạn khó khăn, đưa hết một lần cũng khó nên kiểu như vậy là được”.
Trong khoảng thời gian 2 năm niềng răng tại Up Dental, Kim Sa đánh giá cao chất lượng dịch vụ của nha khoa. Cô nàng hào hứng: “Chị thích nhất ở đây là dịch vụ, chăm sóc khách hàng rất tốt với Bác rất nhiệt tình”. Để một ca niềng răng thành công, vai trò của Bác sĩ chỉnh nha là vô cùng quan trọng. Bác sĩ niềng răng cho Kim Sa là Bác Quỳnh Hương. Trong ngày “Chúc mừng tháo niềng”, Kim Sa gửi lời cảm ơn đến Bác sĩ Hương: “Sau quá trình niềng răng thì em cũng rất cảm ơn Bác Hương đã đem đến cho em hàm răng dễ thương hơn, xin cảm ơn Bác”.
Để được tư vấn miễn phí:
[cta-tu-van]
UP DENTAL – NIỀNG RĂNG CAO CẤP DÀNH CHO BẠN TRẺ
100% ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM – ĐƯỢC ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ NIỀNG RĂNG
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0981.805.250 – 0902.657.078
Website: https://updental.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental/
Xem hàng trăm video review niềng răng tại: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental
Tham gia và cùng chia sẻ với các đồng niềng răng tại group Nhật ký niềng răng: