sm-zalo
Tư vấn miễn phí
Đặt lịch hẹn
top-bannertop-banner

Mục lục nội dung

Khám phá phương pháp chỉnh răng móm tại Nha khoa Up Dental. Răng móm là một dạng sai khớp cắn, gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống, tuy nhiên cũng có những trường hợp móm nhẹ, móm duyên tạo nên điểm nhấn cho khuôn mặt.

Khám phá phương pháp chỉnh răng móm tại Nha khoa Up Dental. Răng móm là một dạng sai khớp cắn, gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống, tuy nhiên cũng có những trường hợp móm nhẹ, móm duyên tạo nên điểm nhấn cho khuôn mặt.

Cách chữa răng móm tại Nha khoa Up Dental

 Răng móm là gì?

Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Với trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn phát triển ngược lại và đồng thời khi nhìn trực tiếp sẽ thấy miệng móm.

2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm

Nguyên nhân nguyên phát (di truyền): Đa số những người từng điều trị móm đều có người thân như ông bà hay bố mẹ  gặp trường hợp tương tự này.

  • Xương hàm trên kém phát triển
  • Xương hàm dưới phát triển mạnh

Nguyên nhân thứ phát:

  • Nguyên nhân tại chỗ do răng: Thiếu răng cửa hàm trên làm giảm chiều dài cung răng trên, chậm mọc răng cửa hàm trên vĩnh viễn không có điểm chận răng cửa khiến hàm dưới dễ trượt ra trước và răng cửa cắn chéo, mất răng cối sữa hàm dưới sớm hay có cản trở khớp cắn khiến hàm dưới trượt ra trước để có tiếp xúc khớp cắn tối đa khi nhai.
  • Nguyên nhân tâm lý: Do thói quen đưa hàm dưới ra trước, hay chống cằm.
  • Nguyên nhân nội tiết: Rối loạn chức năng tuyến yên, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm dưới.
  • Nguyên nhân do khớp: Khớp thái dương hàm khiến hàm dưới dễ trượt ra trước.
  • Nguyên nhân do cơ: Do hoạt động của lưỡi quá mức đẩy hàm dưới ra trước, mất thăng bằng giữa cơ môi má và lưỡi.
tinh-trang-rang-mom
Tình trạng răng móm

[cta-cam-nang]

Cách nhận biết răng móm

Biểu hiện của móm khá dễ nhận biết và bạn có thể tự quan sát tại nhà: Hàm dưới đưa ra phía trước khiến vùng môi dưới hay vùng cằm móm ra; khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.

Phân loại 5 dạng răng bị móm

  • Móm do răng phát triển không bình thường.
  • Móm do xương hàm dưới phát triển quá mức.
  • Móm do xương hàm trên kém phát triển.
  • Móm do xương hàm dưới quá phát triển và xương hàm trên kém phát triển.
  • Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng.

Những hậu quả do răng móm gây nên

Răng móm trước hết là gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp và bỏ lỡ nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống. Người bị móm thường có gương mặt trông như bị "gẫy" phần dưới đặc biệt phần cằm đưa ra trước hơn so với mũi và trán.

Răng móm sẽ cản trở việc ăn uống, vệ sinh răng miệng khó khăn, do đó có thể gây nên một số bệnh lý như:

  • Viêm nha chu
  • Hôi miệng
  • Lệch khớp cắn
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Dạ dày, đường ruột…

Phương pháp chỉnh răng móm

Thông thường, để điều trị móm sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng. Việc chỉ định phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây móm và mong muốn về hiệu quả sau điều trị của mỗi người.

  • Niềng răng móm: Nếu móm do sai lệch về răng thì niềng là phương pháp tối ưu giúp sắp xếp các răng về đúng vị trí, đồng thời chỉnh lại khớp cắn ngược cho chuẩn xác hơn.
  • Phẫu thuật hàm: Nếu móm do xương hàm thì phẫu thuật hàm là phương pháp lý tưởng để cải thiện thẩm mỹ tối đa cho khuôn mặt.

          + Nếu bị móm do xương hàm và răng bị sai lệch thì cần kết hợp cả 2 phương pháp điều trị.

         + Nếu bị móm do răng và xương hàm hoặc móm do xương hàm nhưng các răng mọc lệch lạc thì cần kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật hàm mới cho kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

nieng-de-cai-thien-rang-mom
Niềng để cải thiện răng móm

Để điều trị răng móm hiệu quả, cần phải dựa trên từng kiểu móm cụ thể. Vì vậy, các bạn nên đến những nha khoa uy tín để được các Bác sĩ có chuyên môn về niềng răng móm thăm khám, chẩn đoán và chỉ định kế hoạch niềng răng móm phù hợp.

Quá trình niềng răng móm

Một số vấn đề cần lưu ý trước và sau khi niềng răng móm:

Vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài bàn chải răng, bạn nên sử dụng nước súc miệng, bàn chải kẽ, chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn còn sót lại.

Chế độ ăn uống: Trong quá trình niềng răng bạn cần chú ý đến thực đơn ăn uống để tạo hiệu quả chỉnh nha cao nhất và chăm sóc hàm răng luôn chắc khỏe.

Những thực phẩm nên dùng: Những thực phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ; Các loại bánh mềm như bánh su, bông lan hay bánh trứng; Các thức ăn mềm như soup, bún, cháo, phở; Thức ăn được nấu chín kỹ như: các món hầm, luộc, hấp.

Những thực phẩm nên tránh: Đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt; Các thức ăn cứng hoặc dai mà chưa được nấu kỹ như cà rốt, thịt, bắp, đậu; Các loại trái cây như ổi, táo lê… Muốn ăn bạn nên cắt nhỏ để không làm ảnh hưởng đến niềng răng.

Loại bỏ thói quen xấu: Những thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha khách hàng nên biết để phòng tránh như không mút tay hay đẩy lưỡi; Không dùng tay để cạy gỡ các khí cụ niềng răng; Không cắn móng tay hay cắn các vật cứng; Không nhai kẹo cao su hay các thức ăn như mạch nha, kẹo kéo vì dễ bị dính vào mắc cài.

huong-dan-ve-sinh-rang-mieng-khi-nieng-rang-mom
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng răng móm

[cta-bao-gia]

Thời gian chữa răng móm bao lâu phụ thuộc những yếu tố nào?

Độ tuổi

Tuổi tác là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian điều trị niềng răng. Độ tuổi niềng răng tốt nhất từ 6 - 12 tuổi, nhưng thời gian niềng răng ở độ tuổi này có thể kéo dài hơn so với người lớn.

Tình trạng răng miệng

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người, không phải ai cũng giống nhau. Với những người răng móm nhiều thì thời gian niềng chỉnh nha sẽ dài hơn những trường hợp răng móm nhẹ.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là một trong những yếu tố quyết định đến thời gian niềng chỉnh răng. Nếu trong quá trình đeo niềng mà bạn ăn những đồ ăn dai, cứng sẽ khiến thời gian kéo dài hơn.

Phương pháp chỉnh nha

Phương pháp chỉnh nha cũng ảnh hưởng đến thời gian điều trị, nếu móm nhẹ thì đeo niềng mắc cài sẽ nhanh hơn đeo khay niềng. Ngoài ra thời gian chỉnh nha còn phụ thuộc vào tay nghề Bác sĩ và chất lượng của các khí cụ niềng răng.

Thời gian niềng răng móm mất bao lâu?

Thường thì thời gian điều trị chỉnh nha cho những trường hợp không nhổ răng là 18 tháng, còn không nhổ răng là 24 tháng. Nếu có tình trạng răng mọc ngầm hoặc mắc một số bệnh lý về răng miệng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn.

Thời gian điều trị niềng răng chỉnh nha đối với trẻ em

Trẻ em từ 6 - 12 là độ tuổi thích hợp để niềng chỉnh răng, ở độ tuổi này khi đeo khay niềng thường sẽ không phải nhổ răng. Lúc này, các nha sĩ sẽ chỉnh nha dựa vào sự phát triển của hàm, hạn chế được việc nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Thời gian điều trị niềng răng chỉnh nha đối với người lớn

Các phương pháp chỉnh nha hiện nay đã và đang mang đến những hiệu quả chỉnh nha vượt trội, rút ngắn thời gian niềng răng.

Một ca niềng răng sẽ có thời gian điều trị trung bình là 1,5 - 2 năm, nếu những trường hợp phải nhổ răng hay răng lệch lạc quá lớn thì phải mất thời gian từ 2 - 3 năm.

Chi phí niềng răng móm giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng hiện nay tùy thuộc vào tình trạng răng và phương pháp niềng răng.

Niềng răng móm mắc cài:

  • Niềng răng mắc cài kim loại cao cấp có giá niềng răng rẻ nhất khoảng 25 - 33 triệu.
  • Niềng răng mắc cài sứ cao cấp dao động từ 38 - 46 triệu.
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự khóa/tự đóng cao cấp có giá 38 - 46 triệu.
  • Niềng răng mắc cài sứ tự khóa/tự đóng cao cấp dao động từ 46 - 54 triệu.
  • Niềng răng mắc cài mặt trong 80 - 110 triệu.

Niềng răng móm không mắc cài:

  • Giá của niềng răng không mắc cài eCligner 55 - 70 triệu.
  • Niềng răng không mắc cài Invisalign 85 - 100 triệu.

Để biết chi tiết bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng của nha khoa Up Dental.

chinh-rang-mom-bang-nieng-rang-mac-cai
Chỉnh răng móm bằng niềng răng mắc cài

Niềng răng móm có đau không?

Niềng răng có đau không là điều mà bất cứ ai muốn đi niềng răng đều lo lắng. Câu trả lời đó là: Niềng răng chắc chắn sẽ đau, nhưng đau nhiều hay đau ít thì phụ thuộc vào tay nghề của Bác sĩ và công nghệ niềng răng.

Cảm giác mà khách hàng sẽ cảm thấy sau khi niềng răng đó là sự thiếu thoải mái và chưa quen với việc có mắc cài, khung trong miệng. Tuy nhiên cảm giác này cũng chỉ kéo dài tầm 1 - 2 tuần và sau đó trở lại bình thường.

Cũng có một số trường hợp cảm thấy nhức trong 3 - 4 ngày đầu do nền răng và xương yếu nên không chịu được tác động của lực kéo, để xử lý trường hợp đó Bác sĩ buộc phải giảm lực kéo của dây cung lại, đồng nghĩa với việc thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, việc niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào chất lượng của mắc cài. Khi sử dụng mắc cài thường cho việc niềng răng, dây thun dùng để cố định dây cung trong rãnh mắc cài sẽ giảm độ đàn hồi khiến dây co kéo mạnh hơn trong rãnh mắc cài làm sản sinh ra lực ma sát lớn làm đau răng.

Vì vậy, để giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và tránh cảm giác đau răng, khách hàng nên lựa chọn những trung tâm nha khoa uy tín, sử dụng chất liệu niềng răng an toàn, đạt chuẩn và hiện đại. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì có thể áp dụng các phương pháp niềng răng không mắc cài để việc niềng răng dễ dàng, nhanh chóng và hạn chế cảm giác đau tê.

Niềng răng tuy chỉ là phương pháp dịch chuyển răng về đúng vị trí một cách từ từ, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người niềng, nhưng một số trường hợp Bác sĩ khuyên không nên niềng răng như: Bệnh nhân đang bị bệnh toàn thân nặng như nhiễm trùng, bệnh về máu; bệnh nhân tâm thần; bị viêm răng nặng…

Nếu kỹ thuật niềng răng yếu kém sẽ dẫn đến tình trạng các mắc cài bám vào răng quá sát và làm bong tróc men răng. Môt số trường hợp bị đau nhức, khó chịu khi đeo mắc cài, tuy nhiên bạn đừng lo lắng bởi vì những tác động đó chỉ mang tính tạm thời, hoàn toàn có thể kiểm soát và loại trừ được.

Nếu vẫn lo nghĩ niềng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không, thì bạn nên nhận tư vấn của Bác sĩ để yên tâm hơn khi thực hiện niềng răng.

Tiêu chí chọn Nha khoa niềng răng uy tín

Để lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín bạn cần dựa vào những tiêu chí sau:

  • Địa chỉ nghiên cứu và điều trị chuyên sâu niềng răng.
  • Bác sĩ tốt nghiệp Đại Học Y Dược, được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
  • Trang bị máy X - Quang Sirona, là máy chụp phim tốt nhất thế giới, giúp chẩn đoán chính xác và rút ngắn tối đa thời gian niềng răng.
  • Nhận thanh toán nhiều lần cho 100% khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm 100% hiệu quả niềng răng như đã tư vấn.
  • Được Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
  • Có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho những khách hàng là trẻ em dưới 15 tuổi, học sinh cấp 3, sinh viên.

Niềng răng móm ở đâu tốt?

Dựa trên những tiêu chí đánh giá đó, bạn có thể yên tâm lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng.

Là phòng khám nha khoa chuyên điều trị về niềng răng, Up Dental là Nha khoa được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Với những ưu điểm vượt trội như cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ Bác sĩ có tay nghề cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất hiện nay, Up Dental đã và đang mang đến cho khách hàng những dịch tốt nhất.

[cta-tu-van]

Triệu Văn Phú (26 tuổi - Nhân viên IT) Tình trạng răng trước khi niềng: Móm hàm dưới, ăn uống khó khăn và rất tự ti nên quyết định niềng răng Sau khi tháo niềng: Răng đã giảm móm và đều ăn nhai tốt hơn và tự tin hơn rất nhiều Cùng xem chia sẻ những trải nghiệm niềng răng của bạn Văn Phú nhé!

Nguyễn Thị Liên (Kinh doanh tự do) Tình trạng răng trước khi niềng của Liên răng bị móm, khấp khểnh và không đều. Sau khi tháo niềng răng giảm món, đều và không còn khấp khểnh. Cùng xem chia sẻ những trải nghiệm niềng răng của bạn Liên nhé!

Võ Thị Ngọc Liên (26 tuổi - Nhân viên văn phòng) Tình trạng răng trước khi niềng: Mình có hai răng khểnh ở trên với răng mình bị móm, khớp cắn lệch, hàm dưới đưa ra so với hàm trên. Sau khi tháo niềng: Hiện tại chị khá hài lòng hàm răng của mình. Thứ nhất về hai răng khểnh hồi xưa lệch lạc bây giờ rất đều. Chị bị móm, bây giờ tính trạng móm chị khắc phục 90% là hàm dưới đã đưa vào và khớp cắn đúng. Chị rất hài lòng hàm răng của mình. Cùng xem chia sẻ những trải nghiệm niềng răng của bạn Ngọc Liên nhé!

Quách Kim Diệu (32 tuổi - làm ngành vận tải) Răng trước khi niềng: Răng khểnh, không đều và bị móm. Sau tháo niềng: Răng đều và cải thiện móm. Cùng xem chia sẻ những trải nghiệm niềng răng của bạn Kim Diệu nhé!

Nguyễn Đức Anh Minh (Sinh viên) Tình trạng răng trước khi niềng là ca khó răng lộn xộn, khớp cắn ngược. Sau khi niềng răng đã đều, giảm móm, khớp cắn đúng. Cùng xem chia sẻ những trải nghiệm niềng răng của Anh Minh nhé!

UP DENTAL – NIỀNG RĂNG CAO CẤP DÀNH CHO BẠN TRẺ

100% ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM –  ĐƯỢC ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ NIỀNG RĂNG

Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Liên hệ: 0981.805.250 – 0902.657.078

Website: https://updental.vn/

Thẩm định răngThẩm định răng