sm-zalo
Tư vấn miễn phí
Đặt lịch hẹn
top-bannertop-banner

Mục lục nội dung

Răng hô là tình trạng bệnh lý về răng miệng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, sự hài hòa của khuôn mặt và làm bạn mất tự tin trong cuộc sống.

Răng hô là tình trạng bệnh lý về răng miệng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, sự hài hòa của khuôn mặt và làm bạn mất tự tin trong cuộc sống. Cách nhận biết răng hô, các bước điều trị niềng răng hô và thời gian điều trị răng hô trong bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức về răng hô bạn không thể bỏ qua.

Răng hô là gì?

Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.

Biểu hiện của răng hô:

  • Hô hai hàm
  • Hàm trên nhô ra phía trước - hàm dưới bình thường
  • Hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường
  • Kết hợp những trường hợp trên

Nguyên nhân gây hô răng

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến răng hô:

Nguyên nhân nguyên phát (di truyền)

Đa số những người từng điều trị hô, đều có người thân như ông bà hay bố mẹ gặp trường hợp tương tự. Thông thường, khi trẻ mới sinh sẽ có có một sự sai biệt tự nhiên giữa xương hàm dưới và xương hàm trên. Khi trẻ lớn lên, sự tăng trưởng xương hàm dưới với cường độ cao hơn sẽ xóa đi sự sai biệt này. Nếu xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển do yếu tố di truyền, sẽ làm sai khớp cắn hạng II hay còn gọi là hô.

Hô do di truyền không thể điều trị được khi còn nhỏ vì hiệu quả không cao và dễ tái phát. Trường hợp này, chỉ giải quyết bằng điều trị có chỉ định nhổ răng hoặc phẫu thuật sau khi bệnh nhân đã ngừng tăng trưởng xương.

Nguyên nhân thứ phát

Hô do “vật cản” thường gặp ở một số trẻ có thói quen xấu: Mút tay, đẩy lưỡi, ngậm núm vú giả quá lâu khi còn nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng sau này.

Hô do nguyên nhân thứ phát có thể điều trị sớm bằng chỉnh hình can thiệp, loại bỏ các thói quen xấu, giúp cho xương và răng phát triển thuận lợi.

[cta-cam-nang]

Cách nhận biết răng hô

Thông thường khi đến phòng khám nha khoa, các Bác sĩ sẽ quan sát và đưa ra những chẩn đoán trước khi sử dụng các bước chuyên sâu như lấy dấu mẫu hàm, chụp phim. Do đó, bạn có thể quan sát bằng mắt, dùng gương và kết hợp chụp ảnh để nhận biết tình trạng răng của mình.

Xét về nét mặt nhìn nghiêng từ bên ngoài

Biểu hiện dễ nhận biết của hô là bạn sẽ thấy nét mặt nhìn nghiêng của mình nhô ra ngoài. Góc độ nhô được xác định hợp bởi đường thẳng nối điểm trước nhất của trán, đến điểm ngay dưới chân mũi và đường thẳng nối điểm ngay dưới chân mũi đến điểm trước nhất của cằm.

phan-biet-net-mat-nho-do-ho-rang
Phân biệt nét mặt nhô do hô răng
  • Ngoài ra bạn có thể nhận biết độ nhô của khuôn miệng qua đường thẩm mỹ E và đường thẩm mỹ S.

Đường thẩm mỹ S đi từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô nhất của cằm, lý tưởng là điểm nhô nhất của môi trên và môi dưới đều chạm đường S. Ở trường hợp hô, môi trên và môi dưới nằm trước đường này nên nét mặt nhìn nghiêng nhô.

Đường thẩm mỹ E đi từ đỉnh mũi đến điểm trước nhất của cằm, bình thường môi trên nằm sau đường này khoảng 4mm, môi dưới nằm sau khoảng 2mm. Tuy nhiên ở người Việt Nam, môi trên thường nằm sau đường E khoảng 1mm, môi dưới thường nằm trước đường E khoảng 1mm.

duong-tham-my-E

Xét về răng bên trong

  • Răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới nhưng thử cảm nhận rìa cắn răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 mặt trong của thân răng cửa hàm trên không (tính từ rìa cắn đến viền nướu răng cửa hàm trên). Nếu chạm cao hơn hoặc chạm hẳn vào nướu mặt trong răng cửa hàm trên thì có tình trạng hô.

Các răng cửa không song song tương đối với đường thẳng đứng mà chìa ra ngoài.

guong-mat-nho-ra-truoc
Gương mặt nhô ra trước

Xác định hô xương hàm hay hô răng

Sau khi xác định được mình có hô hay không thì mối quan tâm kế tiếp của các bạn thường là muốn biết mình hô răng hay hô xương hàm. Để xác định được tình trạng hô, bạn dùng gương để soi, sao cho nhìn thấy được cả toàn bộ răng và vùng nướu phủ lên chân răng hàm trên và hàm dưới.

Hô hàm:

  • Răng mọc ra có thế thẳng với xương hàm, vùng nướu phủ lên chân răng gồ ra ngoài.
  • Khi các răng rất đều đặn trên cùng một hàm nhưng ở ảnh chụp nét mặt nhìn nghiêng khuôn miệng nhô ra trước so với mũi và trán thì ắt hẳn bạn có tình trạng hô và thường là hô xương.
  • Cười bị lộ nướu nhiều.

Hô răng

  • Vùng nướu phủ lên chân răng không bị gồ lồi ra và răng mọc vểnh ra ngoài, không song song với phương thẳng đứng.

Tuy nhiên, phương pháp nhận biết thông thường về hô hàm hay hô răng tại nhà cũng chỉ giúp bạn có những phán đoán tương đối. Vì vậy để xác định rõ ràng về tình trạng của mình cần đến sự can thiệp của Bác sĩ nha khoa để tiến hành chụp phim X - Quang và những thao tác đánh giá chuyên sâu hơn mới đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

ham-rang-ho
Hàm răng hô

[cta-bao-gia]

Phân loại tình trạng răng theo hình thái

Có 4 dạng như sau:

  • Hô do sự di chuyển của răng: Các răng mọc chìa ra phía trước
  • Hô do nguyên nhân ở xương hàm dưới: Xương hàm dưới lùi ở phía sau, còn xương hàm trên ở đúng vị trí. Đa số các trường hợp điều trị hô thuộc nhóm này.
  • Hô do nguyên nhân ở xương hàm trên: Xương hàm trên nhô ra trước và xương hàm dưới ở đúng vị trí.
  • Hô do cả xương hàm trên lẫn xương hàm dưới: Xương hàm trên nhô ra trước, xương hàm dưới lùi vào phía sau. Biểu hiện thường thấy là răng mọc lệch lạc đi kèm với sai tương quan của hai xương hàm theo chiều trước - sau.

Các phương pháp niềng răng hô

  • Thông thường, để điều trị hô sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng. Ngoài ra, làm răng sứ cũng là một phương pháp điều trị răng hô, nhưng được chỉ định trong giới hạn một vài trường hợp như mức độ răng hô ít, không có thời gian…

    Hiện nay, niềng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn, giúp cải thiện thẩm mỹ và bảo tồn mô răng hiệu quả nhất.

  • Niềng răng: Nếu bị hô do sự sai lệch về răng thì niềng răng là phương pháp tối ưu, giúp sắp xếp các răng về vị trí mong muốn và chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn.
  • Phẫu thuật hàm: Nếu bị hô do xương hàm thì phẫu thuật hàm là phương pháp lý tưởng để cải thiện thẩm mỹ tối đa cho khuôn mặt.
  • Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Nếu bị hô do răng và xương hàm hoặc hô do xương hàm nhưng các răng mọc lệch lạc thì cần kết hợp cả hai phương pháp mới cho kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Việc chỉ định phương pháp điều trị răng hô sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây hô và mong muốn về hiệu quả chỉnh nha của mỗi người.

Để việc chữa trị răng hô hiệu quả đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu, bạn cần phải xác định chính xác tình trạng răng miệng của mình. Do đó, bạn nên đến những nha khoa uy tín để được các Bác sĩ có chuyên môn về niềng răng hô thăm khám, chẩn đoán và chỉ định kế hoạch niềng răng phù hợp.

Niềng răng hô trong bao lâu?

Thời gian niềng răng hô trong bao lâu khá được nhiều người quan tâm bởi đeo mắc cài trong khoản thời gian dài ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh hoạt cá nhân. Thời gian niềng răng sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như sức khỏe răng miệng, tuổi tác và phương pháp niềng. Thời gian trung bình để niềng một ca răng hô từ 2 năm đến 2,5 năm. Tuy nhiên, với các trường hợp lớn tuổi thời gian điều trị niềng răng sẽ kéo dài hơn bởi cấu trúc răng xương đã đặc cứng và thời gian nắn chỉnh răng cũng như cung hàm sẽ khó khăn hơn so với khi còn trẻ, hoặc nếu tình trạng răng hô quá nặng, răng mắc nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu...thì sẽ mất một khoảng thời gian điều trị trước khi niềng.

[cta-tu-van]

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng