sm-zalo
Tư vấn miễn phí
Đặt lịch hẹn
top-bannertop-banner

Mục lục nội dung

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất? Giảm đau bằng cách nào? là thắc mắc của hầu hết các bạn đang có ý định niềng răng. Bằng những kinh nghiệm bản thân đúc kết được trong quá trình niềng răng, cô nàng Phạm Thị Vi có vài chia sẻ gửi đến các bạn.

Niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhất? Giảm đau bằng cách nào? là thắc mắc của hầu hết các bạn đang có ý định niềng răng. Bằng những kinh nghiệm bản thân đúc kết được trong quá trình niềng răng, cô nàng Phạm Thị Vi có vài chia sẻ gửi đến các bạn.

Niềng răng có đau không?

Trước khi niềng mình thấy nhiều bạn niềng răng chia sẻ trên mạng là đau lắm. Bản thân mình là đứa nhút nhát, trước giờ rất sợ đau nên cũng khá hoang mang.

Hiện tại mình đang niềng được hơn 1 năm nên mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm cho các bạn đang có dự định niềng trong thời gian tới.

Niềng răng là biện pháp sử dụng khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng đều đặn, thẳng hàng và khớp cắn chuẩn.

niềng răng đau không
Niềng răng đaun nhưng chỉ diễn ra trong vài ngày.

Niềng răng có đau không là thắc mắc của rất nhiều bạn đang tìm hiểu về niềng răng.

Khi dây cung được siết để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát khiến răng hơi ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu sau đó bạn sẽ dần quen với sự hiện diện của mắc cài và lực kéo răng sẽ cảm thấy bình thường nhé nên không cần quá lo sợ ạ.

Hơn nữa, với phương pháp niềng răng an toàn hiện tại được cải tiến rất nhiều, bác sĩ điều trị sẽ tính toán để hạn chế tối đa sự đau nhức mà vẫn đảm bảo chất lượng niềng răng cho bạn.

[cta-cam-nang]

Mới niềng răng có bị nói ngọng không?

Khi mới niềng răng, dù là phương thức nào: niềng răng mắc cài hay niềng răng Invisalign, môi và lưỡi chưa quen với khí cụ ở trong miệng sẽ khiến chúng ta không thể nói chuyện rõ ràng như bình thường được.

Mắc cài mặt lưỡi hay những khí cụ bắc ngang qua khẩu cái làm cho chúng ta nói ngọng nhiều hơn là mắc cài mặt ngoài. Nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời, khoảng 1 đến 2 tuần mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Điều quan trọng là đừng thấy giọng mình lạ mà ngại nói. Càng nói nhiều, môi và lưỡi của chúng ta sẽ được luyện tập và mau quen với khí cụ niềng răng hơn.

Niềng răng đau nhất khi nào?

Quá trình niềng răng diễn ra trung bình khoảng 1,5 - 2 năm (Trường hợp của mình 2 - 3 năm), sẽ có những giai đoạn nhất định bạn cảm thấy có sự căng tức và ê buốt khác nhau.

– Khi tách kẽ răng:

Đây là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng. Mục đích của việc tách kẽ răng là giúp tạo khoảng trống giữa răng giúp răng di chuyển khi niềng.

Sau khi tách kẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu, thậm chí đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần, hết hẳn khi bạn đeo niềng răng quen. Tách kẽ răng là giai đoạn cảm thấy ê buốt và căng tức răng đầu tiên khi niềng răng.

[cta-bao-gia]

– Một tuần sau khi gắn mắc cài:

Những ngày đầu tiên đeo mắc cài sẽ có những bạn cảm thấy thích thú nhưng cũng có người lo lắng đeo niềng răng có đau không. Điều này cũng dễ hiểu vì khoang miệng chưa làm quen với mắc cài lạ lẫm nên sẽ xảy ra tình trạng vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn, nhai, giao tiếp. 1-2 tuần đầu khi gắn mắc cài bạn chưa quen với lực kéo của dây cung sẽ có thể bị đau, ê âm ỉ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Có những người không hề trải qua tình trạng đau nhức này.

niềng răng đau nhất giai đoạn nào

– Khi nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng:

Đây là giai đoạn nhiều bạn bị “ám ảnh” nhất. Tuy nhiên, cảm giác đau này không quá lớn và không như “lời đồn” răng đau khủng khiếp như bạn đã thấy. Cảm giác đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người.

– Khi siết răng định kỳ:

Thời điểm bạn tái khám 1 tháng 1 lần để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng dịch chuyển tới vị trí như dự định ban đầu. Việc điều chỉnh lực kéo này cũng khiến bạn cảm giác đau nhẹ .

Giảm đau khi niềng răng bằng cách nào?

Niềng răng được các chuyên gia chỉnh nha đánh giá là giải pháp an toàn, bảo toàn được mô răng sinh lý tối đa, không phạm đến khoảng sinh học của răng.

Tuy nhiên, để nắn chỉnh các răng sai lệch khớp cắn trở về đúng vị trí trên cung hàm, bạn phải trải qua một số cơn ê buốt, căng tức. Một số cách giảm đau khi niềng răng dưới đây sẽ hạn chế được các cơn đau nhanh chóng, nhẹ nhàng.

– Dùng sáp nha khoa: Trường hợp bạn bị mắc cài cọ vào má thì sử dụng sáp nha khoa bất cứ lúc nào dây niềng cọ vào bên trong miệng của bạn.

Dùng sáp nha khoa giúp hạn chế dây cung cọ vào khoang miệng gây tổn thương, đau.

– Chườm đá lạnh vào khu vực bị nhức, massage nhẹ nhàng vùng bị nhức.

– Ăn thực phẩm mềm, được chế biến dạng lỏng (cháo, súp , bún ...). Đối với các loại trái cây giòn, nên cắt nhỏ thành miếng vừa ăn để nhai dễ dàng hơn, không tạo ra cảm giác khó chịu, đau đớn

Hy vọng những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn bớt hoang mang hơn .

Chúc các bạn sớm có nụ cười đẹp.

Link bài Nhật ký niềng răng của Phạm Thị Vi 

https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/permalink/2565874986987066/


[cta-tu-van]

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng