sm-zalo
Tư vấn miễn phí
Đặt lịch hẹn
top-bannertop-banner

Mục lục nội dung

Bằng những kinh nghiệm bản thân đúc kết được sau quá trình niềng răng của mình, Trà My chia sẻ lại cho các bạn đang có mong muốn niềng răng có thể hiểu hơn. Để hiểu rõ hơn bạn đọc bài viết dưới này nhé.

Bằng những kinh nghiệm bản thân đúc kết được sau quá trình niềng răng của mình, Trà My chia sẻ lại cho các bạn đang có mong muốn niềng răng có thể hiểu hơn. Để hiểu rõ hơn bạn đọc bài viết dưới này nhé.

Vì sao nên đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi chỉnh nha hoàn tất. Hàm duy trì thường có 2 dạng : cố định và tháo lắp.

Nhiều bệnh nhân sau khi tháo mắc cài thường không có thói quen đeo hàm duy trì dẫn đến tình trạng răng mau chóng bị xô lệch, tái phát như vị trí ban đầu.

Điều gì sẽ xảy ra khi không đeo hàm duy trì?

Răng của bạn được đặt trong xương hàm và xung quanh là các dây chằng nha chu. Các dây chằng nha chu này có “một ký ức”. Sau khi tháo mắc cài, răng sẽ cần khoảng thời gian để mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Nếu lúc này, bạn không đeo hàm duy trì, trí nhớ về vị trí cũ của dây chằng nha chu sẽ làm răng của bạn di chuyển trở lại vị trí ban đầu.

hàm duy trì

Do đó, hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới một cách ổn định, tạo xương mới trong sự hài hòa với răng ở vị trí mới. Quá trình này có thể mất từ 9 đến 12 tháng.

Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ thường khuyên bạn nên đeo hàm duy trì liên tục trong 12 tháng đầu sau khi tháo mắc cài.

Một số kinh nghiệm niềng răng mắc cài bạn không thể bỏ qua

1. Độ tuổi tốt nhất để niềng răng chỉnh nha 

Theo các chuyên gia độ tuổi tốt nhất để niềng răng chỉnh nha  6 - 12 tuổi, lúc này hàm răng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc điều chỉnh vị trí của răng trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn đã qua độ tuổi này thì nên niềng răng càng sớm càng tốt để hiệu quả chỉnh nha mang lại là cao nhất và thời gian điều trị niềng răng là ngắn nhất.

2. Niềng răng có phải nhổ răng không?

Thông thường việc nhổ răng khi niềng sẽ được thực hiện nhiều ở niềng răng người lớn.

3.Niềng răng có đau không? 

Niềng răng trong khoảng 1 - 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê răng, tuy nhiên không cần lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh hết. Bạn hoàn toàn yên tâm vì phương pháp niềng răng hạn chế tối đa việc đau nhức vì niềng răng không tác động đến cấu trúc răng.

[cta-bao-gia]

4. Thời gian niềng răng bao lâu?

Thời gian niềng răng thường là từ 14 - 23 tháng, tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn.

Thông thường, một liệu trình niềng răng được chia làm nhiều giai đoạn như sau:

• Giai đoạn đầu (khoảng 2 - 6 tháng đầu tiên): Thời gian sắp xếp các răng trên cung hàm về vị trí chuẩn.

• Giai đoạn 2 (khoảng 3 - 6 tháng tiếp theo): Thời gian điều chỉnh trục các răng.

• Giai đoạn 3 (khoảng 6 - 9 tháng kế tiếp): Thời gian điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.

• Giai đoạn 4 (khoảng 3 - 6 tháng cuối): Duy trì sự ổn định của các răng, giữ cho khớp cắn nằm ở vị trí chuẩn và cố định.

kinh nghiệm niềng răng
Một số kinh nghiệm niềng răng mắc cài bạn không thể bỏ qua.

5. Lựa chọn bàn chải vệ sinh răng miệng khi niềng

Khi niềng răng chỉnh nha, bạn nên lựa chọn bàn chải răng có đầu tròn, nhỏ để dễ dàng di chuyển vào bên trong, tránh tình trạng va đập làm tổn thương nướu. Lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để không làm tổn hại men răng.

6. Chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ăn uống theo một chế độ đặc biệt, để đảm bảo thời gian thực hiện và hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Những thực phẩm nên dùng:

• Món ăn được chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua…

• Bánh mềm như bánh su, bông lan hay bánh trứng.

• Các món ăn như soup, bún, cháo, phở.

• Các món hầm, luộc, hấp.

• Ăn nhiều trái cây và rau củ.

Những thực phẩm nên tránh:

• Thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, mạch nha...

• Các thức ăn chưa được chế biến kĩ, dai và cứng như cà rốt, thịt, bắp, đậu…

• Các loại trái cây như ổi, táo lê… Muốn ăn bạn nên cắt nhỏ hoặc ép lấy nước.

7. Loại bỏ thói quen xấu trong quá trình niềng răng

Những thói quen xấu mà bạn nên chú ý loại bỏ trong quá trình niềng răng chỉnh nha như:

• Mút tay, đẩy lưỡi.

• Dùng tay để cạy gỡ các khí cụ niềng răng.

• Thói quen cắn móng tay hay dùng răng cắn vật cứng.

• Thường xuyên nhai kẹo cao su...

Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình quyết định niềng răng của mình để sở hữu hàm răng đẹp nụ cười xinh

Link bài Nhật ký niềng răng Lê Nữ Trà My

https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/permalink/2581918628716035/


[cta-tu-van]

UP DENTAL – NIỀNG RĂNG CAO CẤP DÀNH CHO BẠN TRẺ

100% ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM –  ĐƯỢC ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ NIỀNG RĂNG

Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Liên hệ: 0981.805.250 – 0902.657.078

Website: https://updental.vn/

Cộng đồng những người niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCEJQ-Ch1QHisrtvTwRojgqA/videos

Thẩm định răngThẩm định răng