sm-zalo
Tư vấn miễn phí
Đặt lịch hẹn
top-bannertop-banner

Mục lục nội dung

Trình Thị Huệ - 22 tuổi, sinh viên năm cuối trường ĐH Sài Gòn, chuyên ngành Mỹ Thuật. Huệ có thời gian niềng răng 2 năm tại nha khoa Up Dental. Trong ngày “Chúc mừng tháo niềng”, Huệ có buổi chia sẻ ngắn về hiệu quả niềng răng hô, kinh nghiệm đeo mắc cài và chọn nha khoa niềng răng uy tín.

“Các bạn nên mạnh mẽ lên, sắc đẹp của mình thì mình nên quyết định. Nỗi đau hay phiền phức liên quan đến việc niềng răng thì không quan trọng bằng kết quả sau này. Có hàm răng đẹp thì khuôn mặt cũng đẹp” - Review niềng răng Trình Thị Huệ.

Trình Thị Huệ - 22 tuổi, sinh viên năm cuối trường ĐH Sài Gòn, chuyên ngành Mỹ Thuật. Huệ có thời gian niềng răng 2 năm tại nha khoa Up Dental. Trong ngày “Chúc mừng tháo niềng”, Huệ có buổi chia sẻ ngắn về hiệu quả niềng răng hô, kinh nghiệm đeo mắc cài và chọn nha khoa niềng răng uy tín.

Hiệu quả niềng răng hô

Răng hô và không đều, sai khớp cắn là tình trạng răng trước khi niềng của Trình Thị Huệ. Cô nàng kể lại: “Tình trạng răng trước khi niềng là răng mình hơi bị đưa ra ngoài”. Các Bác sĩ chuyên sâu về niềng răng nha khoa Up Dental cảnh báo: “Khi bị răng hô, hàm trên sẽ chìa và nhô ra trước nhiều so với hàm răng dưới. Khi nhìn nghiêng, phần dưới khuôn mặt sẽ nhô ra trông rất kém duyên và ít thẩm mỹ. Răng hô là một dạng sai khớp cắn có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai”.

Với nhiều người thân trong gia đình, tình trạng răng hô đưa ra trước của Huệ không vấn đề gì hết. Cho tới khi Huệ chia tay mối tình đầu và cảm thấy ít tự tin về hàm răng và nụ cười của mình, cô nàng đã thử một lần đi tư vấn niềng răng. Phương pháp niềng răng mà Huệ lựa chọn là niềng răng mắc cài kim loại. Với độ bền và cứng chắc cao, sau 2 năm niềng răng, cô sinh viên ngành Mỹ Thuật chính thức tháo niềng. 

  [cta-cam-nang]

Ngày Bác sĩ thông báo chuẩn bị tháo niềng, Huệ vui đến nỗi không ngủ được: “Em rất là vui, lúc tối em ngủ không được, háo hức đến nỗi em mong đến chiều để được tháo răng” - cô nàng kể lại cảm giác khi nghe tin sắp được tháo niềng. Rồi ngày “Chúc mừng tháo niềng” của Huệ cũng đã đến, cô nàng hạnh phúc khi nhìn hàm răng nhiều thay đổi: “Thật sự bây giờ em soi gương thì em nhận không ra em, em thấy răng mình đều hơn và đối với hàm răng trước thì rất tuyệt vời. Hàm răng này em rất là hài lòng”.

Bạn có đang sở hữu hàm răng kém duyên, bạn có đang không ưng ý vì nụ cười của mình. Đừng lo lắng nhiều quá. Hãy nhìn hình ảnh hiệu quả trước - sau niềng răng của Huệ. Các khiếm khuyết răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc có thể can thiệp hiệu quả nhờ niềng răng đấy!

Nghe Bác sĩ báo phải nhổ 4 răng em hơi hoang mang

Theo phác đồ điều trị của Bác sĩ dành cho tình trạng răng của Huệ thì cô nàng phải nhổ 4 răng để có khoảng trống kéo các răng về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Nghe Bác sĩ báo phải nhổ 4 răng, cô sinh viên hơi hoang mang, tuy nhiên cảm giác thực tế khi nhổ răng không đáng sợ như tưởng tượng. Huệ kể lại: “Ban đầu em nghe Bác sĩ tư vấn là em cần nhổ 4 cái răng, em hơi hoang mang. Tại vì có lúc đầu em đã nhổ răng khôn, nó rất là đau nhưng tới ngày đầu tiên Bác nhổ 2 cái răng cùng một lúc luôn và có cho uống thuốc. Chỉ có ê ngày đầu thôi nhưng mà chịu khó ăn cháo và những ngày sau thì thấy bình thường”.

Nhổ răng để niềng khác với nhổ răng khôn. Nhổ răng khôn có thể phải tiểu phẫu vì răng khôn mọc sâu bên trong hàm, dưới nướu và chân răng cũng to. Trong khi đó, răng dùng để nhổ để tạo khoảng trống khi niềng là răng cối nhổ (răng số 4). Theo các Bác sĩ chuyên môn thì nhổ răng khi niềng là một kỹ thuật tương đối đơn giản, răng được lấy nhanh và nguyên vẹn ra khỏi xương ổ răng. Khoảng trống nhổ răng sẽ được đóng khít sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha.

Ngoài giai đoạn nhổ răng có nhiều lo lắng ban đầu thì tách kẽ cũng là giai đoạn mà Huệ cho là khó chịu nhất. Cô sinh viên trường ĐH Sài Gòn kể lại: “Giai đoạn đầu tiên là em thấy khó khăn nhất là tách kẽ. Mỗi lần em ngủ mà lỡ cắn một phát, trời ơi đau em không thể nào ngủ được nữa. Phải 2 - 3 tiếng sau em mới ngủ lại, cảm giác ban đầu tách kẽ cực kỳ khó khăn nhất”. Tách kẽ răng là bước đầu trước khi niềng, diễn ra khoảng 3 - 5 ngày. Thun tách kẽ được đặt vào kẽ răng hàm (thường là răng số 6) với 2 răng kế cận. Bởi vì đây là giai đoạn đầu tiên răng của bạn chịu tác động từ bên ngoài nên cảm giác khó chịu là điều dễ hiệu. Cảm giác khi tách kẽ răng được mô tả là sự căng tức và ê buốt răng. Bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý khó chịu 3 - 5 ngày để có được một hàm răng đều và đẹp suốt đời như Huệ hiện tại.

[cta-bao-gia]

Bước qua giai đoạn khó chịu nhất là tách kẽ răng, Huệ được gắn mắc cài. Những ngày đầu làm quen với người bạn mới bằng kim loại cũng không phải quá suôn sẻ. Mắc cài kim loại có thể cọ xát vào má và môi làm bạn thấy hơi cộm và vướng víu khi ăn cũng như nói chuyện. Đừng lo, đó chỉ là hiện tại bình thường do bạn chưa quen với những vật lạ lẫm trong miệng thôi. Khoảng 1 - 2 tuần đầu làm quen, sau đó bạn có thể sống chung với mắc cài một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là kinh nghiệm được Huệ chia sẻ: “Thời gian đó em chịu không được đòi tháo nhưng chỉ có 5 ngày là em bắt đầu quen dần, da em cũng bắt đầu quen dần luôn. Em không có khó chịu nữa”.

Nói thêm về kinh nghiệm ăn uống và chăm sóc răng khi niềng, cô nàng không cảm thấy quá nhiều khó khăn, đặc biệt là những thói quen mới trong việc ăn nhai. “Em ăn rất là dễ, ăn gì cũng được. Chỉ không ăn đồ quá cứng, ảnh hưởng đến mắc cài thôi chứ ăn mọi thứ đều ok hết. Mình nên cắt nhỏ thức ăn ra tại vì ăn miếng bự sẽ ảnh hưởng đến mắc cài chứ thiệt ra không gây khó chịu gì hết”.

Niềng răng trong thời gian 2 năm không chỉ giúp Huệ có được hàm răng và nụ cười tự tin hơn còn giúp cô nàng tập được nhiều thói quen tốt, đặc biệt là chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày. “Em chia sẻ lúc đầu tiên chưa niềng răng là em rất lười vệ sinh răng miệng, em không quan tâm gì đến răng miệng nhưng đến lúc bắt đầu rồi thì làm rất nhiều quá trình, đầu tiên phải vệ sinh răng trước, sau đó dùng chỉ nha khoa để chải kẽ răng, dùng bàn chải kẽ chải lại một lần nữa. Nói chung 2 - 3 ngày đầu em thấy rất là phiền phức nhưng qua những ngày sau em thấy rất cần thiết cho răng mình. Muốn đẹp là phải chịu thôi”.

Up Dental - chất lượng nha khoa trên cả tuyệt vời

Địa chỉ niềng răng đồng hành cùng Huệ trong thời gian 2 năm là Up Dental. Đánh giá về chất lượng dịch vụ của nha khoa, cô sinh viên ngành Mỹ Thuật dành nhiều lời khen ngợi. Cô nàng kể về ấn tượng những ngày đầu đến với Up Dental: “Ấn tượng ban đầu thì rất là thoải mái, anh chị rất nhiệt tình, thân thiện, chăm sóc rất là kỹ và mỗi lần mình gặp vấn đề gì là anh chị ngay lập tức hỗ trợ và giúp đỡ. Đặc biệt Bác sĩ rất là tận tâm”.

Tổng chi phí niềng răng của Huệ là 26 triệu. Số tiền này với một cô sinh viên không phải nhỏ. Thế nhưng nhờ chính sách niềng răng trả chậm 1 triệu/tháng của nha khoa Up Dental, Huệ không cần phải xin tiền ba mẹ để có thể thanh toán toàn bộ chí phí niềng. Cô nàng tự đi làm thêm để có thể thanh toán hàng tháng 1 triệu cho nha khoa đến khi hoàn tất phí niềng. Huệ kể lại: “Lúc đó em còn phụ thuộc vào gia đình rất là nhiều và em đã quyết định đi làm thêm và sử dụng số tiền làm thêm đó để phục vụ cho răng của mình. Cảm giác rất vui và tự hào. Em thấy chương trình trả chậm 1 triệu/tháng như vậy rất tốt cho các bạn sinh viên, bạn ý thức được hơn về sắc đẹp của mình và ý thức được mình có thể đi làm để trả từng tháng, từng tháng”.

“Chất lượng niềng răng ở nha khoa theo em thì trên cả tuyệt vời, em không có một vấn đề gì để phàn nàn về Nha khoa mình cả” - đây là nhận xét của Huệ về nha khoa Up Dental sau 2 năm gắn bó. Bác sĩ niềng răng cho cô sinh viên này là Bác Vinh. Cô nàng đánh giá cao về tay nghề về cách Bác sĩ phục vụ khách hàng: “Bác sĩ của em là Bác sĩ Vinh và em rất là quý mến Bác Vinh tại vì Bác là người làm nhanh, gọn và lúc nào cũng chia sẻ với bệnh nhân của mình hết. Bác làm rất là đẹp và em rất là hài lòng”. Trong ngày “Chúc mừng tháo niềng”, Huệ dành lời cảm ơn đặc biệt đến người đã đồng hành và giúp cô có được nụ cười tự tin như hiện tại. “Em chào Bác Vinh, rất là vui và hạnh phúc khi Bác Vinh đã làm được cái hàm răng rất đẹp”.


[cta-tu-van]

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng