Niềng răng khấp khểnh với cô vũ công là một quyết định vô cùng chính xác vì sau khi tháo mắc cài, Thùy Dung không chỉ có được hàm răng đều đẹp ưng ý mà còn thấy mình yêu đời, xinh hơn, cute hơn. Niềng răng Dung không thấy đau, mà vẫn ăn uống bình thường.
Phạm Thùy Dung (28 tuổi), khách hàng niềng răng khoảng 20 tháng tại Up Dental. Trong ngày chúc mừng tháo niềng, Thùy Dung có bài chia sẻ ngắn về kinh nghiệm niềng răng.
Niềng răng với cô vũ công là một quyết định vô cùng chính xác vì sau khi tháo mắc cài, Thùy Dung không chỉ có được hàm răng đều đẹp ưng ý mà còn thấy mình yêu đời, xinh hơn, cute hơn.
Tự ti, mặc cảm, không dám cười thật tươi khi chụp hình cùng bạn bè, khi trình diễn… là những cảm giác mà Thùy Dung phải trải trải qua. Hàm răng trước khi niềng theo mô tả của Thùy Dung là: “Răng hàm trên lệch nhân trung, răng kế bên răng cửa thụt vào trong, hai răng cửa nằm đè lên nhau. Răng hàm dưới xấp xỉ, kiểu không đều”.
Hàm răng là một phần vô cùng quan trọng giúp khuôn miệng cân đối và hài hòa hơn khi cười, giúp nụ cười đều đẹp và tự tin hơn. Tình trạng răng lệch lạc, chen chúc, khấp khểnh như tình trạng của Thùy Dung là một dạng sai khớp cắn tương đối phức tạp.
Việc ăn nhai theo Thùy Dung thì không quá khó khăn tuy nhiên do tính chất công việc làm trong mảng nghệ thuật nên “lúc nào cũng chú trọng vẻ bề ngoài. Mình tự thấy răng mình không được đều, cười không tự tin. Bạn chị nói “Mặt chị không cười sẽ đẹp hơn”".
Quyết định niềng răng ở Up Dental hơn 20 tháng, tình trạng răng hiện tại của Thùy Dung là cô nàng khá hài lòng. Hàm răng đều đẹp, các răng được kéo vừa khít, nằm ngay ngắn và không còn chen chúc. Tự nhận xét về tình trạng răng hiện tại, Thùy Dung cho hay:
“So với răng trước đây thì chị thấy nó đẹp hơn, nhìn cute hơn, chụp hình đẹp hơn. Gọi là hài lòng thì có nhưng hoàn toàn thì không hẳn. Giống như mình thấy hình ảnh một cô gái xinh đẹp trên mạng với hàm răng như vậy nên mình nghĩ niềng xong răng mình sẽ như vậy. Nhưng chị nghĩ do cung hàm, cấu tạo răng mỗi người khác nhau thì sẽ mỗi hàm khác nhau. Mình chấp nhận thì sẽ đẹp hơn”.
Vô cùng hài lòng về tình trạng răng hiện tại, Thùy Dung nhận định quyết định niềng răng của mình trước đây là hoàn toàn chính xác, và không hề hối hận về tình trạng răng của mình.
[cta-cam-nang]
Bên cạnh những vấn đề về động lực đi niềng răng, niềng răng có hiệu quả hay không, Thùy Dung còn dành thời gian chia sẻ cụ thể hơn về chuyện ăn uống, cảm giác khi đeo mắc cài.
Trước tiên là cảm giác đau khi niềng răng. Theo Thùy Dung thì niềng răng không hề đau. Ngay cả việc ăn uống với hàm mắc cài cồng kềnh trên răng cũng chẳng có gì khó khăn. “Chị nghe mọi người nói niềng răng xong sẽ ăn khó, sụt ký. Nhưng mình muốn đẹp thì mình làm thôi. Thể trạng chị khác mọi người hay sao mà chị niềng không đau. Chị ăn vẫn bình thường, không bị đau.
Cảm giác khi gắn mắc cài thì với chị bình thường, không có cảm giác. Khi mình gắn gì vào miệng thì lúc nào cũng có cảm giác có vật ở trong miệng nhưng một thời gian ngắn sau là quen. Với lại chị thấy không đau lắm, không thể chịu được, nói chung là ok.
Lúc mới gắn xong thì thấy mắc cài lên xuống nhìn hơi kỳ. Một thời gian sau răng chị chạy khá lẹ, tầm bốn tháng là đều rồi nên chị thấy bình thường.”
Cảm giác đau hoặc không đau khi niềng răng ở từng khách hàng niềng răng là khác nhau. Theo những Bác sĩ chuyên sâu về chỉnh nha: Cảm giác đau khi niềng răng thường do ngưỡng chịu đau của mỗi người khác nhau. Có người ngưỡng chịu đau lớn thì cảm giác đau ê khi tách kẽ răng, gắn mắc cài, nhổ răng cũng không hề thấy đau.
Trong khi đó, niềng răng với những người có ngưỡng chịu đau thấp thì có thể là điều rất đáng sợ vì chỉ một cảm giác căng tức và ê buốt cũng có thể làm họ không chịu được và quyết định từ bỏ. Tuy nhiên khi nghĩ về một hàm răng đều - đẹp tự tin sau khi tháo niềng thì cảm giác đau ê, bạn có thể dễ dàng vượt qua. Đó là tâm sự cũng như lời khuyên đến từ Thùy Dung.
Không đau thì không hẳn nhưng nỗi đau không tới mức không chịu được. Thật sự là do mình cũng may mắn không bị đau. Cho nên là muốn đẹp phải chịu khổ, nên các bạn hãy chịu khổ đi rồi sẽ được đẹp.
Bên cạnh cảm giác đau, kinh nghiệm ăn uống khi niềng răng thì việc nhổ răng khi niềng cũng là điều mà nhiều người lo lắng nếu không nói là sợ hãi. Chính vì thế, khi đọc bài chia sẻ của Thùy Dung, hẳn nhiều người sẽ tìm kiếm câu trả lời thực tế về cảm giác nhổ răng khi niềng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Thùy Dung không phải trải qua quá trình nhổ răng trong suốt thời gian đeo niềng của mình. Thùy Dung cho hay: “Chị có hỏi Bác sĩ nhưng Bác điều trị cho chị theo hướng không nhổ răng”.
Nhổ răng khi niềng răng thường là chỉ định của Bác sĩ trong trường hợp răng hô, lệch lạc nhiều. Các răng không đủ khoảng trống để duy chuyển răng. Nhổ răng khi niềng với mục đích chính là tạo khoảng trống trên cung hàm để kéo các răng phía trước lùi về sau, xếp đều và đúng khớp cắn cũng như tương quan hai hàm trên - dưới. Không ít trường hợp niềng răng không cần phải nhổ răng.
Ca niềng răng của Thùy Dung là một ví dụ điển hình, Bác sĩ không cần phải dùng đến biện pháp nhổ răng để tạo khoảng trống di chuyển răng. Việc phải có nhổ răng hay không, Bác sĩ phải cân nhắc vào những dữ liệu khoa học như phim X-quang về tình trạng răng, dấu mẫu hàm…
[cta-bao-gia]
Có khi nào bạn từng nghĩ: Mang hàng mắc cài cồng kềnh trên răng sẽ làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn hay không? Nếu bạn vẫn còn dè chừng về điều này, hãy nghe Thùy Dung - cô gái trải qua hơn 20 tháng niềng răng chia sẻ cụ thể hơn nhé!
“Khi niềng răng cũng như sau khi tháo mắc cài, răng chị hơi bị sâu với viêm nên Bác sĩ có trám lại, dặn chị phải vệ sinh kỹ hơn và xài chỉ nha khoa thường xuyên hơn. Chải răng đúng, sử dụng nước muối cho bớt viêm. Những phần bên trong gắn khí cụ vệ sinh kỹ không được vì gắn vào răng mình, chật nên không sử dụng chỉ nha khoa bên trong. Chị nghĩ đó là khuyết điểm khi niềng răng, mình phải chấp nhận chuyện đồ. Phần răng bên trong là dễ bị hư nhất nếu như mình vệ sinh không kỹ”.
Đó là trải nghiệm cũng như chia sẻ thực tế của Thùy Dung về việc chăm sóc răng miệng khi niềng. Bạn đã phần nào yên tâm hơn khi tiến đến quá trình niềng răng chưa?
Niềng răng xong có bị xô lệch trở lại hay không? Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người. Tuy nhiên việc có chạy răng hoặc xô lệch trở lại sau khi tháo niềng phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của người niềng. Bản thân Thùy Dung đã tháo mắc cài được 2 tháng, cô nàng chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng.
“Niềng răng xong, răng mình có xu hướng chạy về chỗ cũ. Những lúc không mang hàm duy trì, chị vẫn có cảm giác răng mình vẫn còn xê dịch, nên khuyên mấy bạn nên đeo máng duy trì thường xuyên. Trong trường hợp như mình, phải đi diễn nên không thể mang 24/24 thì mình mang vào buổi tối. Vì mình mang không thường xuyên nên mang có hơi bị chật vì răng chạy”.
Một ca niềng răng có thành công hay không, quá trình đeo mắc cài suốt 2 năm có suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ Bác sĩ và địa chỉ niềng răng. Thùy Dung đã tìm được địa chỉ tin cậy để niềng răng và hiện tại cô nàng đã vô cùng tự tin với hàm răng và nụ cười của mình.
Một số thông tin về địa chỉ niềng răng uy tín được Thùy Dung chia sẻ như sau:
“Niềng răng ở Up Dental, chị rất hài lòng. Trước đó, chị cũng tham khảo nhiều nơi, người ta cũng khám cho mình nhưng không có chỗ nào như ở đây, trang thiết bị, máy chụp rất ok. Bác sĩ đồng hành với chị là Bác sĩ Vinh, người rất tận tâm, tận tình, lúc nào vô khám cũng nhẹ nhàng, nói rõ tình trạng răng mình như thế nào, hướng điều trị.
Quá trình niềng răng cuối cùng đã kết thúc, em có lời gửi tới đội ngũ các bạn nhân viên ở Up Dental và đặc biệt là Bác sĩ Vinh đã đồng hành và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình niềng và sau khi niềng vẫn tiếp tục theo dõi, hỗ trợ em hết mình. Thật sự rất hài lòng với dịch vụ và mọi thứ ở đây. Cảm ơn mọi người rất nhiều.”
Để được tư vấn kỹ hơn về việc niềng răng, địa chỉ niềng răng an toàn và uy tín, mời bạn liên hệ:
[cta-tu-van]