Các bạn muốn có nụ cười đẹp thì các bạn nên đến nha khoa để niềng răng. Vì một nụ cười làm cho gương mặt bạn sáng hơn, đẹp hơn, tự tin hơn. Đó là kinh nghiệm rút ra từ Thùy Dung, cô gái dành 2 năm niềng răng khểnh để đổi lại nụ cười tự tin như hôm nay.
“Các bạn muốn có nụ cười đẹp thì các bạn nên đến nha khoa để niềng răng. Vì một nụ cười làm cho gương mặt bạn sáng hơn, đẹp hơn, tự tin hơn”. Đó là kinh nghiệm rút ra từ Thùy Dung, cô gái dành 2 năm niềng răng khểnh để đổi lại nụ cười tự tin như hôm nay.
Hà Thị Thùy Dung, 29 tuổi. Niềng răng ở Up Dental được 2 năm để khắc phục hàm răng khấp khểnh và chen chúc của mình. Đến nay, Thùy Dung đã tháo mắc cài được khoảng 8 tháng. Trong ngày Chúc mừng tháo niềng, Thùy Dung có buổi chia sẻ ngắn về cảm giác đeo nhổ răng để niềng, kinh nghiệm ăn uống và vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài, tiêu chí chọn ra nha khoa uy tín...
Tình trạng răng trước khi niềng của Thùy Dung được ghi lại là răng khấp khểnh, chen chúc, nhô 2 hàm, môi dưới trề. Bản thân Thùy Dung cũng cảm thấy vô cùng tự ti vì hàm răng kém xinh của mình.“Trước đây răng hàm dưới khấp khểnh, hàm trên do mọc lệch nên răng bên trong trồi ra ngoài tạo thành hai răng khểnh. Một phần nữa do hàm trên nhỏ nên khi cười miệng của mình hẹp với lại bị méo nhìn không tự nhiên, không tự tin khi chụp hình hay cười. Nên quyết định chụp X -quang, khám xong rồi niềng luôn”.
Răng lệch lạc, chen chúc hay khấp khểnh là những dạng sai khớp cắn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ khi cười cũng như giao tiếp. Khi ăn nhai trên hàm răng lệch lạc, thức ăn rất dễ bị mắc vào các kẽ răng, khó được làm sạch lâu ngày dẫn đến bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… Đó không phải chỉ là những lời cảnh báo mang tính lỳ thuyết của chuyên gia, nó là thực tế những khó khăn của Thùy Dung đã trải qua với hàm răng khấp khểnh của mình.
“Khi ăn uống hơi khó, ăn thịt hay bị dính vào bên trong, mình rất khó vệ sinh. Lúc răng mình bị khểnh, dùng chỉ nha khoa lấy ra nhưng rất khó. Vệ sinh răng chà vào những kẽ không sạch hết những mảng bám. Mỗi lần lấy vôi răng, Bác sĩ la rất nhiều”.
[cta-cam-nang]
Không thể chấp nhận hàm răng khấp khểnh ấy suốt cuộc đời được, Thùy Dung quyết định tìm địa chỉ niềng răng uy tín để tư vấn thử, nếu được thì tiến hành niềng răng luôn. Một cơ duyên đặc biệt dẫn Thùy Dung đến thông tin niềng răng 1 triệu/tháng của Up Dental. “Mình search trên Facebook, thấy lúc đó cơ sở mình cũng mới, đến tư vấn thì bạn tư vấn khá nhiệt tình, Bác sĩ thăm khám kỹ nên mình quyết định làm ở đây”.
Ấn tượng ban đầu của cô nàng dành cho Up Dental về cơ sở vật chất, đội ngũ Bác sĩ khá tốt. Và phương pháp niềng răng mà Thùy Dung lựa chọn là niềng răng mắc cài sứ với chi phí 2 năm trước là 35 triệu cộng với 3 triệu tiền khí cụ. Tình trạng răng của Thùy Dung ở mức độ khó nên lúc đó cô nàng phải chi 38 triệu để can thiệp răng khấp khểnh trở nên đều và xinh đẹp hơn.
Chi phí niềng răng 38 triệu, Thùy Dung được trả góp hàng tháng. Niềng răng trả góp hay niềng răng trả chậm là hình thức chia nhỏ chi phí niềng răng thành nhiều lần thanh toán. Trước khi mang mắc cài, khách hàng chỉ cần thanh toán cho nha khoa 30% chi phí niềng răng, số tiền còn được chia nhỏ mỗi tháng 01 triệu/tháng. Trường hợp của Thùy Dung, cô nàng chỉ cần trả trước 30% chi phí ban đầu là 11 triệu, số tiền còn lại mỗi tháng khi đi tái khám, Thùy Dung mang theo 1 triệu thanh toán dần cho nha khoa. “Niềng răng bạn được phép trả góp hàng tháng chỉ một triệu nên mình đến tư vấn thử. Mình thấy giá tiền cũng được, có thể chi trả được”.
Nhiều người khi xem quảng cáo niềng 1 triệu/tháng thì không tin, nhưng bản thân Thùy Dung đã trải nghiệm và thực sự thành công sở hữu nụ cười tự tin.
Niềng răng phải nhổ răng có lẽ là lo lắng của rất nhiều người. Bản thân Thùy Dung cũng vậy, lúc đầu khi có ý định niềng răng, cô nàng cũng hỏi thăm bạn bè khắp nơi về việc “Niềng răng sao nhổ răng?”, tại sao phải nhổ răng mà không phải mài nhỏ răng. “Người ta nói nhổ nhiều răng lắm, sợ sau này về già răng yếu, rụng rồi gắn răng giả vào thì mình cũng lo”. Nhổ răng khi niềng là chỉ định thường gặp trong những trường hợp răng của khách hàng bị lệch lạc, chen chúc, răng hô, móm… Mục đích của việc nhổ răng là tạo khoảng trống trên cung hàm giúp di chuyển răng phía trước lùi về sau đảm bảo khớp cắn và sự cân đối của tương quan 2 hàm.
Với tình trạng răng của Thùy Dung thì nhổ răng là cần thiết. Mặc dù bạn đầu lo lắng nhưng khi đến Up Dental được tư vấn kỹ càng, “Bác sĩ bảo là chỉ nhổ hai răng cối trên, dưới để có khoảng trống để những răng sau dàn hàng ra thì nụ cười mình mới đẹp hơn”.
Bản thân Thùy Dung trải qua quá trình nhổ 2 răng trên và 2 răng dưới. Cảm giác khi nhổ răng của Thùy Dung là “Lúc nhổ răng có tiêm thuốc tê vào nên không cảm giác gì, khi hết thuốc không có ê lắm. Chỉ có ra máu một chút xíu là xong, không có đau nhiều như lúc tách kẽ răng”.
Có kinh nghiệm niềng răng 2 năm, trải qua tất cả quy trình niềng răng từ tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài… Thùy Dung cảm thấy giai đoạn tách kẽ làm mình khó chịu nhất. Theo cô nàng thì “Đau quá thì không, chỉ là đau một thời gian đầu thôi. Đau nhất là khoảng thời gian tách kẽ răng để nhét thun vào”. Tách kẽ răng là giai đoạn đầu tiên trước khi khách hàng chính thức mang mắc cài.
Tách kẽ răng là công đoạn Bác sĩ dùng những sợi thun nha khoa đặc biệt đặc vào kẽ răng cối số 6, tách răng cối số 6 ra một khoảng nhỏ so với các răng kế cận để gắn khâu vào. Trong khoảng 3 - 5 ngày đầu mang thun tách kẽ, răng của bạn sẽ di chuyển dẫn đến căng tức và ê buốt răng. Tuy nhiên cảm giác này theo Thùy Dung và nhiều khách hàng khác thì không quá khó khăn. Bạn chỉ cần chọn những món mềm như cháo để hạn chế dùng lực nhai mạnh cắn xé thức ăn.
[cta-bao-gia]
Cùng với những lo lắng niềng răng sẽ bị đau và khó chịu thì chuyện ăn uống khi mang mắc cài cũng được nhiều người quan tâm. Đặc biệt với trường hợp của Thùy Dung, cô nàng chọn niềng răng mắc cài sứ để đảm bảo vấn đề thẩm mỹ khi niềng răng, nên việc ăn uống cần chú ý để bảo vệ mắc cài là điều rất quan trọng. Theo Thùy Dung thì “mới niềng về mình nên ăn thức ăn mềm, lỏng như cháo, không nên ăn thức ăn cứng. Sau một tuần mình niềng, đồ ăn mình nên cắt nhỏ, nhất là với trái cây như táo, bom, lê. Mình cắt nhỏ ra và đưa vào bên trong để nhai, không nên nhai bằng hai răng cửa, chỉ nên nhai bên trong, giúp cho mình giảm lực đau đằng trước”.
Theo kinh nghiệm đeo mắc cài sứ 2 năm của Thùy Dung thì mẹo để giữ được hàm răng khỏe mạnh và trắng sáng trong suốt quá trình niềng răng thì: “Ăn xong phải đi súc miệng liền, có ngày mình súc miệng 4 - 5 lần. Lúc vệ sinh ngoài bàn chải đánh răng thì mình có sử dụng bàn chải kẽ để mình đánh vào bên trong, những mắc cài và sử dụng chỉ nha khoa để lấy những mảng bám chính giữa răng”.
Đó là kinh nghiệm ăn uống và chăm sóc răng miệng khi niềng của Thùy Dung. Nghe có vẻ như mọi vấn đề trong quá trình “sống chung với mắc cài sứ” trở nên vô cùng đơn giản nhờ sự khéo léo của cô nàng này.
Sau 2 năm gắn bó với mắc cài, ngày được thông báo tháo niềng, Thùy Dung “mừng lắm! Được tháo răng, được đẹp rồi”.
Đến thời điểm hiện tại, Thùy Dung đã tháo mắc cài được hơn 6 tháng, theo cô nàng thì “lúc tháo niềng răng vẫn còn hơi ê nên chưa ăn được gì nhiều, qua hôm sau Bác sĩ bảo lên lấy hàm duy trì thì lúc đó mình mới tự tin, ăn bình thường”. Hàm duy trì là một khí cụ dùng để ổn định răng sau khi niềng, tránh những nguy cơ tái phát hoặc xô lệch răng sau khi tháo mắc cài. Theo kinh nghiệm của Thùy Dung thì “sau khi tháo niềng mình đeo hàm duy trì gần như 24/24, trừ lúc ăn là mình gỡ hàm ra và sau khi ăn xong mình vẫn giữ thói quen đánh răng và mang liền lại hàm duy trì”.
Nhận xét về tình trạng răng hiện tại của mình, Thùy Dung hào hứng “hoàn toàn hài lòng, sau khi tháo mắc cài, ai cũng khen răng mình đẹp và sáng hơn lúc mình chưa niềng. Nụ cười mình đều hơn, đẹp hơn làm cho gương mặt mình sáng hơn”.
Niềng răng 2 năm nghe có vẻ lâu nhưng khi đã trải qua rồi, cũng không quá khó khăn và thậm chí nó còn để lại vô vàn những kỉ niệm với Thùy Dung. Đó là những tháng ngày tập làm quen với mắc cài, với những người bạn lạ lẫm, học cách cùng ăn, cùng ngủ với mắc cài. Rồi những lần xuất hiện cùng mắc cài, những tấm hình kỉ niệm 2 năm thanh xuân có sự xuất hiện của hàng mắc cài và dây cung “nhỏ mà có võ”, giúp một người tự ti vì hàm răng xấu trở nên xinh đẹp, cười nói tự tin hơn.
Ngày được tháo niềng, những kỉ niệm lại ùa về với Thùy Dung, cô nàng nhớ nhất là những lần “mấy đứa bạn ngạc nhiên, bình thường đi chơi nói chuyện thì không có cười mà khi cười ra thì bạn “hết hồn”. “Răng mày bị gì vậy” mình nói “Không, tao niềng răng”. "Tụi bạn tới vạch miệng mình ra xem “Hồi đó giờ tao thấy người ta niềng mà tao không dám tới nhìn”, ba bốn đứa chụm vào miệng của mình xem mắc cài gắn như thế nào".
Đồng hành cùng Thùy Dung trong 2 năm niềng răng không chỉ có đội ngũ Bác sĩ, những người thân, bạn bè còn có người thương. Anh là người thường chở Thùy Dung đến Up Dental tái khám hàng tháng, là người mua cháo, phở bồi bổ sức khỏe cho Thùy Dung những ngày cô lười ăn hoặc mới siết răng và không thể ăn được đồ cứng. “Rồi anh cũng đi mua cháo, phở nhưng không được ăn thịt. Mua những thứ mềm nhất cho mình ăn”.
Theo chia sẻ của Thùy Dung thì sau khi thấy cô niềng răng đạt kết quả, bạn bè cô cũng có người niềng răng. Nhiều người hay hỏi thăm Thùy Dung về kinh nghiệm niềng răng, về địa chỉ niềng răng uy tín. Theo cô nàng thì niềng răng ở đâu cũng được, quan trọng là phải tìm được một nha khoa uy tín và chuyên sâu về niềng răng với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn, kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại. Nói về Up Dental - địa chỉ niềng răng mà Thùy Dung lựa chọn thì “mình thấy ở đây làm rất tốt. Kể cả Bác sĩ và đội ngũ rất Ok. Bác sĩ rất ân cần, thăm khám hỏi mình rất kỹ”.
Bác sĩ niềng răng cho Thùy Dung là Bác sĩ Trần Văn Quân - sau 2 năm niềng răng, Bác Quân đã giúp Thùy Dung cải thiện hàm răng lệch lạc của mình, tự tin cười nói, giao tiếp hơn. Trong ngày Chúc mừng tháo niềng, Thùy Dung gửi lời tri ân đến Bác sĩ Quân: “Sau hai năm niềng răng, em cảm ơn Bác sĩ tận tình chăm sóc hàm răng của em. Giúp cho em có nụ cười rạng rỡ, rất đẹp, ai khen cũng xinh. Em cảm ơn Bác sĩ rất nhiều”.
Niềng răng ở Up Dental, Thùy Dung không chỉ ấn tượng về đội ngũ Bác sĩ chuyên môn ở đây mà cả bộ phận chăm sóc khách hàng cô nàng cũng rất hài lòng: “Lúc mình mới niềng tháng đầu tiên, chị tư vấn có gọi về hỏi “Sau mấy ngày niềng chị cảm thấy răng mình thế nào?” thì mình cũng nói tình trạng như vậy. Chị nói “Nếu có thắc mắc hãy gọi điện cho em để xếp lịch cho chị đến Bác sĩ thăm khám”. Khi đến Bác sĩ hỏi mình rất kỹ về mắc cài, hàm răng trong, ngoài của mình như thế nào và thăm khám rất kỹ”.
Đó là tất cả quá trình niềng răng cũng như những kinh nghiệm được Thùy Dung rút ra trong hơn 2 năm sống chung với mắc cài. Một hàm răng răng đều, khớp cắn đúng, cười nói tự tin là thành quả cho sự kiên trì và mạnh mẽ của cô gái 29 tuổi này. Chúc Thùy Dung sẽ xinh đẹp, hạnh phúc và thành công hơn nữa với nụ cười hiện tại.
[cta-tu-van]