sm-zalo
Tư vấn miễn phí
Đặt lịch hẹn
top-bannertop-banner

Mục lục nội dung

Chỉnh nha là phương pháp nắn chỉnh răng về đúng vị trí và cấu trúc trên cung hàm. Tuy nhiên trước khi bắt đầu chỉnh nha, không ít khách hàng vẫn còn băn khoăn: Chỉnh nha có bắt buộc phẫu thuật không? Răng như thế nào thì cần chỉnh nha, bộ khí cụ dùng để chỉnh nha là gì?

Tất tần tật những kiến thức quan trọng về chỉnh nha cũng như giải đáp những thắc mắc về việc “chỉnh nha có đau không, có cần phẫu thuật không?” sẽ được chuyên gia Niềng răng Chuyên sâu Up Dental chia sẻ trong bài viết sau:

Chỉnh nha là gì?

Chỉnh nha là một nhánh của ngành nha khoa giúp điều chỉnh vị trí của những răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, giúp cho hàm răng trắng đều, gương mặt cân đối hơn. Phương pháp chỉnh nha được dùng để điều trị cho những tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc... giúp cải thiện tính thẩm mĩ của răng miệng và cả chức năng ăn nhai.

Khi sở hữu một hàm răng bị lệch lạc hoặc các răng quá khít, chen chúc nhau... rất khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn, nhiều nguy cơ bị mất răng sớm do sâu răng và bệnh nướu răng... Vấn đề về răng miệng và bộ nhai có thể ảnh hưởng nhiều đến chế độ tiêu hóa thức ăn, hội chứng đau đầu, đau cổ, vai lưng… Bên cạnh đó còn là các vấn đề thẩm mỹ, mất tự tin và cân bằng trong cuộc sống. Rất nhiều bạn trẻ vì ngại một hàm răng hô, móm, hay lệch lạc mà bị tự ti, thậm chí là stress nặng.

Nếu như trước đây, công nghệ chỉnh nha chưa phát triển, người ta chấp nhận một hàm răng không đều và ít thẩm mỹ đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ, chỉnh nha thẩm mĩ là một phương pháp giúp nhiều người thoát khỏi ám ảnh và hạn chế của một hàm răng không đều và đẹp, chăm sóc răng miệng tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

chinh nha co can phau thua khong
Chỉnh nha giúp điều chỉnh vị trí của những răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm

Chỉnh nha có cần phẫu thuật không?

Nhiều khách hàng khi đến các nha khoa thường rất lo lắng có phải bất kỳ trường hợp răng nào không đều, lệch lạc hay hô… đều cần phải phẫu thuật, đụng đến dao kéo không?

Chuyên gia niềng răng chuyên sâu Up Dental khẳng định: “Không phải ca chỉnh nha nào cũng cần phải phẫu thuật”. Chỉnh nha là khái niệm chung của nhiều phương pháp nắn chỉnh răng chứ không riêng gì phẫu thuật răng miệng. Các phương pháp chỉnh nha có thể kể tên như sau:

  • Nắn chỉnh răng bằng mắc cài cố định

  • Nắn chỉnh răng với khay niềng vô hình

  • Phẫu thuật răng hàm.

Tùy theo từng trường hợp và tình trạng răng mà khách hàng sẽ được bác sĩ nha khoa thăm khám và đưa ra lời khuyên. Không thể quy chụp chỉnh nha là phẫu thuật răng miệng, hiểu như thế là chưa đầy đủ và sâu sắc về khái niệm chỉnh nha.

[cta-cam-nang]

Với những trường hợp hô, móm, răng thưa hay lệch lạc nhẹ, các bác sĩ sẽ thăm khám và đề nghị khách hàng nên lựa chọn phương pháp chỉnh nha niềng răng để tiết kiệm chi phí, đơn giản và ít đau. Còn với những trường hợp tình trạng răng miệng tương đối nặng: Răng bị xô lệch, khấp khểnh nặng, hô vẩu, hô móm do xương hàm phát triển quá mức và niềng răng không thể khắc phục được thì bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện.

Điều quan trọng là khách hàng có các vấn đề về răng hàm không đều và đẹp, tốt nhất nên đến các nha khoa chuyên sâu, chụp hình X- Quang và được bác sĩ thăm khám đưa ra tư vấn cụ thể.

chinh nha co can phau thuat khong
Chỉnh nha không nhất thiết phải phẫu thuật hàm với trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc

Chỉnh nha niềng răng là gì?

Chỉnh nha niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng sử dụng các dụng cụ như mắc cài, dây cung, thun hay khay niềng để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng giúp điều trị những tình trạng răng như hô, móm, thưa, lệch lạc… trở nên đều và đẹp hơn, cải thiện tính thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười và đặc biệt là chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể.

Có hai hình thức chỉnh nha niềng răng phổ biến hiện nay:

  • Chỉnh nha niềng răng với mắc cài cố định.

  • Chỉnh nha niềng răng với bộ khay niềng trong suốt (gần như vô hình).

[cta-bao-gia]

Niềng răng với mắc cài cố định

Niềng răng với mắc cài cố định là phương pháp niềng răng truyền thống đã có từ lâu. Đến nay phương pháp này đã có nhiều cải tiến và sử dụng hiệu quả hơn. Phương pháp chỉnh nha này được cho là phù hợp với những tình trạng răng bị hô, móm, thưa hay lệch lạc. Những chiếc dây bằng kim loại sẽ được gắn chặt trên các mắc cài đặt cố định trên các răng nhầm tác dụng lực để dịch chuyển răng từ từ sao cho đều và đẹp hơn.

 Hiện tại có 4 phương pháp chỉnh nha mắc cài phổ biến:

Niềng răng mắc cài kim loại cao cấp

Mắc cài kim loại có cấu tạo đặc trưng là dây cung được đặt cố định trong các rãnh mắc cài nhờ thun buộc. Những sợi thun này có độ đàn hồi tốt có tác dụng giữ cho dây cung ổn định để đảm bảo quá trình chỉnh răng được diễn ra liên tục và hiệu quả cao hơn.

Niềng răng mắc cài kim loại cao cấp tự khóa:

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa được cải tiến từ mắc cài kim loại, nhưng sử dụng hệ thống nắp trượt thay vì dây thun. Các khóa tự đóng này giúp giữ cố định dây cung vào các mắc cài, giảm ê răng hơn dùng thun.

Niềng răng mắc cài sứ cao cấp:  

Niềng răng mắc cài sứ được phát triển từ phương pháp niềng răng truyền thống, cũng sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Điểm khác biệt giữa răng mắc cài sứ với niềng răng mắc cài kim loại chính là chất liệu các mắc cài được làm từ sứ cao cấp, trùng màu với răng nên có tính thẩm mỹ cao hơn.

Niềng răng mắc cài sứ cao cấp tự khóa:

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa, có cấu tạo giống với niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ thông thường cao cấp. Các mắc cài được làm bằng sứ có chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động ngay trên các rãnh mắc cài, thay thế cho dây thun tiện lợi và thoải mái hơn cho người đeo.

chinh nha co dinh
Mắc cài kim loại và mắc cài sứ là hai đại diện của chỉnh nha cố định

Niềng răng không mắc cài 

Niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng tháo lắp. Phương pháp này sử dụng lực tác động đến răng chủ yếu thông qua các khay niềng răng bằng khối nhựa trong suốt và gần như vô hình. Bộ khay niềng được thiết kế riêng biệt tùy theo dấu răng của từng khách hàng.

Khách hàng niềng răng có thể tự tháo lắp khay niềng răng mỗi khi vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên khách hàng nên đặc biệt lưu ý: Đến Nha khoa thay khay niềng mới 2 tuần một lần và mỗi ngày phải đeo ít nhất 20 - 23h để dịch chuyển răng từ từ.

Có hai phương pháp niềng răng không mắc cài phổ biến hiện nay là:

  • Niềng răng Invisalign (có xuất xứ từ Mỹ)

  • Niềng răng eCligner (có xuất xứ từ Hàn Quốc).

Điểm chung quan trọng nhất của phương pháp niềng răng tháo lắp này sử dụng chuỗi khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất cho mỗi khách hàng, thẩm mỹ và tạo sự tư tin cho khách hàng ngay cả khi đang đeo niềng răng.

nieng rang tham my khong mac cai
Invisalign và eCligner là hai phương pháp niềng răng tháo lắp hiện đại

Các khí cụ cơ bản trong chỉnh nha niềng răng

Bộ khí cụ là tên gọi chung của các dụng cụ dùng để tác động lên răng trong quá trình chỉnh nha. Tùy theo phương pháp niềng răng mà khách hàng được tư vấn và lựa chọn sẽ có một bộ khí cụ riêng biệt đi cùng.

Hệ thống mắc cài dây cung

Hệ thống mắc cài dây cung là khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất bao gồm các thun, dây cung, bracket được đặt trên răng có tác dụng tạo lực siết lên răng, làm răng dịch chuyển từ từ. Bracket được đặt cố định trên mặt trước của các răng nhờ keo nha khoa chuyên dụng, dây cung uốn tròn theo hàm răng và được đặt trên bracket.

mac cai day cung
Mắc cài, dây cung là hai khí cụ quan trọng của chỉnh nha cố định

Dây thun

Dây thun được dùng cho những trường hợp niềng răng mắc cài bình thường mà mắc cài không có hệ thống tự khóa. Các mắc cài ngày nay nhỏ, gọn và nhẹ hơn tiện lợi khi đặt trên răng. Mắc cài có hai loại: mắc cài kim loại và mắc cài sứ, tùy vào nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng.

Khay niềng

Khay niềng được xem là một một giải pháp thay thế của các mắc cài truyền thống. Khay niềng gần như trong suốt và có thể gỡ ra được khi ăn, chải răng và dùng chỉ nha khoa, được thiết kế riêng biệt cho từng khách hàng. được gỡ ra khi ăn, chải răng và dùng chỉ nha khoa.

Hàm duy trì

Hàm duy trì hay còn gọi là các khí cụ định vị hàm. Bộ khí cụ này mang vào cả hàm trên và hàm dưới và giúp điều chỉnh hàm về lại gần vị trí mong muốn, với những trường hợp vừa tháo niềng, nên đeo hàm duy trì tử 6 tháng - 1 năm để ổn định xương hàm và răng đúng như kết quả niềng răng.

ham duy tri
Hàm duy trì đeo sau khi tháo niềng để ổn định răng

Minivis

Minivis là một trong những dụng cụ chỉnh nha được cấu tạo theo hình xoắn ốc bằng vật liệu Titanium. Khi niềng răng, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đặt minivis vào xương hàm để tạo ra điểm neo chặn cố định tạo lực, giúp các răng còn lại dịch chuyển.

Hàm nâng khớp

Hàm nâng khớp thường được làm bằng nhựa cứng, áp dụng đối với những ca “cắn ngược, cắn chéo răng cửa” nhằm mục đích giải phóng khớp cắn.

Tube

Tube là một khối kim loại hình chữ nhật, có cấu tạo với móc để gắn thun và ống để đặt dây vào, tương tự như khâu nhưng nhỏ hơn và có cơ chế gắn giống như mắc cài. Tube thường được gắn vào các răng số 6 và số 7.

Trên đây là tất tần tất những kiến thức quan trọng về phương pháp chỉnh nha, tin chắc rằng đây sẽ là thông tin bổ ích cho những người đang có nhu cầu niềng răng, và chuẩn bị bước vào giai đoạn gắn bó với mắc cài hay khay niềng.

[cta-tu-van]

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng