sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Mừng Xuân 2024
Ưu đãi giảm 50%
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Niềng răng có đau không là nỗi lo lắng của nhiều người, có rất nhiều trường hợp chỉ vì sợ đau khi niềng nên chần chừ kéo dài thời gian so với dự định niềng răng của mình. Tìm hiểu niềng răng là gì và các giai đoạn đau khi niềng răng và địa chỉ niềng răng ít đau trong bài viết này nhé

Niềng răng là gì? Niềng răng có thể cải thiện những tình trạng răng nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ, sử dụng hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung, thun buộc hay kể các phương pháp niềng răng hiện đại trong suốt khay niềng tháo lắp để nắn chỉnh răng sai lệch, dịch chuyển một cách từ từ về vị trí đúng trên cung hàm, người sau khi tháo niềng sẽ sở hữu nụ cười đẹp, hàm răng đều đặn và cung hàm chuẩn tỷ lệ. Về bản chất, niềng răng là thủ thuật điều trị không xâm lấn, không ảnh hưởng xương hàm, mô lợi. 

Niềng răng can thiệp cải thiện các tình trạng sai lệch của răng như răng hô, răng móm, răng thưa, răng lệch lạc, ngoài ra những sai lệch về khớp cắn hay lệch hàm do răng, niềng răng là phương thức điều trị tốt và hợp lý nhất.

niềng răng thẩm mỹ

>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng có đau không? Và thời gian bao lâu thì hết đau?

Niềng răng có đau không là câu hỏi nhiều bạn thường thắc mắc. Như kiến thức đã chia sẻ bên trên niềng răng là phương pháp chỉnh nha không sử dụng các thủ thuật xâm lấn xương hàm, mô nướu chỉ dịch chuyển răng một cách từ từ về vị trí đúng, chính vì vậy mà niềng răng sẽ không quá đau, và tuỳ vào mức độ răng sai lệch của từng người mà ngưỡng đau cũng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên không phải lúc nào niềng răng cũng đau mà sẽ đau tùy vào từng giai đoạn thực hiện. Sau đây là những giai đoạn có thể xuất hiện cơn đau trong quá trình niềng răng:

6 giai đoạn đau trước khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng có rất nhiều giai đoạn khó khăn, tuy nhiên đau răng cũng chỉ ở một vài giai đoạn nhất định chứ không phải đau liên tục xuyên suốt, đáng sợ như nhiều người nghĩ. Và đau ở mức độ nào, đau trong giai đoạn nào cũng là tùy cảm nhận của mỗi người bởi có nhiều bạn ngưỡng chịu đau thấp nhưng cũng có nhiều bạn ngưỡng chịu đau khá cao nên không thể chắc chắn 100% được. Tuy nhiên, các giai đoạn đau răng thường nằm chủ yếu trước khi niềng và trong quá trình niềng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đau răng trước khi niềng răng sẽ bao gồm thời gian điều trị tổng quát và lúc chưa gắn mắc cài như: Chữa các bệnh lý về răng, gắn thun tách kẽ, gắn khâu, nhổ răng, nong hàm.

1. Đau khi chữa các bệnh lý về răng như sâu, viêm tủy

Trong một số trường hợp tủy răng bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm nên Bác sĩ buộc phải chữa tủy để hạn chế việc mưng mủ, hoại tử, tủy gây ảnh hưởng đến xương xung quanh, giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn. Việc chữa tủy theo nhiều phản hồi khá đau nên chính vì vậy mà bạn cần phải giữ gìn vệ sinh răng tốt, tránh để răng sâu nhiều dẫn đến hư tủy, viêm tủy.

2. Đau khi cạo vôi răng

Vôi răng là những mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau khi ăn sẽ hình thành mảng bám và vôi răng ở kẽ răng, cổ răng và dưới nướu. Việc loại bỏ vôi răng giúp hạn chế viêm nha chu đảm bảo răng nằm trong xương ổ khỏe mạnh trước khi niềng răng. Đối với những bạn có ngưỡng chịu đau thấp hoặc có vôi răng dưới nướu sẽ cảm thấy khá đau và ê khi cạo vôi răng

3. Đau khi gắn thun tách kẽ

Tách kẽ là giai đoạn gắn thun (thun là những vòng tròn nhỏ bằng cao su) vào từng kẽ răng thường là răng số 6 và số 7, sau một tuần thì vị trí đặt thun hở ra một khoảng nhỏ để Bác sĩ có thể dễ dàng đặt khâu vào. Cảm nhận chung khi tách kẽ răng của nhiều người là các răng vô cùng khó chịu, căng tức và cũng không ít người cho đây là giai đoạn khó chịu nhất trong quá trình niềng răng nên bạn hãy thật cố gắng và kiên trì ở giai đoạn gắn thun nhé.

4. Đau khi gắn khâu

Gắn khâu vào răng số 6 và số 7 có tác dụng giữ, neo chặn cho các răng phía trước. Các vòng khâu khi gắn vào răng có thể sẽ chạm xước vào phần má, nướu gây đau nhưng cũng không quá nhiều, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để hạn chế tình trạng này

5. Đau khi nhổ răng

Một số trường hợp không có khoảng trống trên cung hàm Bác sĩ sẽ chỉ định cho nhổ răng để tạo khoảng trống, giúp nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn dễ dàng hơn. Có những trường hợp nhổ khá ít răng 2 cái nhưng cũng có những trường hợp phải nhổ 4 răng, 6 răng hoặc thậm chí 8 răng để niềng răng. Khi nhổ răng Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê và không đau nên bạn không phải lo lắng. Sau khi hết thuốc tê có thể uống thuốc giảm đau, không ăn nhai hay vệ sinh mạnh ở vùng răng mới nhổ. Tầm 1 tuần vị trí nhổ răng sẽ lành lại

6. Đau khi nong hàm

Nong hàm được chỉ định trong trường hợp các cung hàm bị sai lệch không tròn đều hoặc cung hàm hẹp sẽ được Bác sĩ nong để tạo khoảng cách di chuyển các răng đồng thời giúp cung hàm đúng chuẩn tỷ lệ. Thời gian nong hàm thường từ 2 - 3 tháng hoặc có thể lâu hơn tùy trường hợp. Nóng hàm có thể đau đối với nhiều người, phần khí cụ hằn trên lưỡi gây đau rát và khá vướng trong quá trình ăn uống.

>>Xem thêm: Tìm hiểu về độ tuổi niềng răng, thời gian niềng răng

3 giai đoạn đau khi đang niềng răng

1. Đau khi gắn minivis

Minivis niềng răng là một trong những dụng cụ chỉnh nha được cấu tạo theo hình xoắn ốc bằng vật liệu Titanium. Khi niềng răng, trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ đặt minivis vào xương hàm để tạo ra điểm neo chặn cố định tạo lực, giúp các răng còn lại dịch chuyển. Nhìn chung các bạn sẽ rất sợ cảm giác minivis bắt vào phần hàm nhưng trên thực tế nhiều đồng niềng chia sẻ thì bắt vít không đau như bạn đang tưởng tượng, nhưng cũng có những trường hợp tay nghề Bác sĩ không tốt thì có thể vi viêm và mưng mủ ở vị trí bắt vít. 

2. Đau khi siết răng hàng tháng

Định kỳ mỗi tháng khi niềng răng bạn sẽ phải siết răng để các răng dịch chuyển về đúng vị trí, trong những ngày răng dịch chuyển, siết răng thì răng sẽ đau ê từ 2 - 3 ngày rồi sẽ hết. Trong những ngày siết răng chỉ cần ăn các loại thức ăn mềm không cứng, dai dẻo thì sẽ không gặp các vấn ảnh hưởng đau nhức cho răng. 

3. Đau do bị mắc cài, dây cung đâm vào má

Giai đoạn mới đeo niềng, nhiều bạn sẽ không quen với việc xuất hiện của mắc cài và dây cung trong khoang miệng, dễ dẫn đến các trường hợp như bị mắc cài cọ vào niêm mạc, dây cung đâm vào má. Tình trạng nhẹ có thể hết trong 1 vài ngày, tuy nhiên cũng có người do cơ địa nên tình trạng đau rát kéo dài.

Review chia sẻ trải nghiệm niềng răng có đau không của khách hàng tại Up Dental

Lê Hoàng

“Niềng răng giai đoạn đầu khá khó khăn, khoảng 2 - 3 tháng mình quen rồi ăn uống bình thường, thậm chí nhai cũng rất bình thường không vấn đề gì”

Quách Quí Anh

“Đau thì đau lúc đầu thôi, khoảng 2 - 3 tuần rồi quen. Nói chung không đau, ăn đồ cứng bình thường”

“Chỉ có thời gian đầu khi đeo mắc cài chưa có quen lắm, thời gian đó hơi khó chịu thôi còn sau đó cảm thấy quen với việc đeo mắc cài”

Lương Bích Hằng

“Nói đau là có nhưng thời gian rồi cũng quen, tại vì lúc đầu cái gì cũng khó, cái gì kẹp vào răng cũng sẽ khó chịu”

>>Xem thêm: Cách xử lý ê răng khi niềng răng hiệu quả

 

[cta-braces-tea]

Mẹo rút ngắn thời gian đau khi niềng răng

Việc phải đối diện với những con đau khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn có những cách giúp bạn giảm nhẹ cơn đau:

- Hạn ăn thức ăn cứng: vào lúc những cơn đau xuất hiện răng miệng sẽ cực kỳ nhạy cảm, do đó bạn nên hạn chế ăn những loại thức ăn có tính chất dai, cứng. Thay vào đó, bạn có thể chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá như cháo, trứng, sữa, phô mai,...

- Súc miệng bằng nước muối: Chỉ cần pha loãng 1 - 2 thìa cà phê muối với nước ấm, sau đó ngậm nước muối khoảng 1 - 2 phút mỗi ngày. Bên cạnh tính năng sát khuẩn, nước muối ấm có thể giúp làm dịu nhẹ những cơn đau.

- Chườm nước đá: những trường hợp đau hoặc sưng do nhổ răng, bạn có thể lấy 1 viên đá nhỏ sau đó bọc vào khăn vải, chườm nhẹ lên chỗ sưng. Hơi lạnh từ nước đá có tác dụng gây tê tại chỗ và tiêu viêm cực hiệu quả.

- Massage nướu: ngoài 3 phương pháp trên, bạn cũng có thể dùng cách massage nướu để làm giảm cơn đau. Rửa sạch tay và massage nhẹ nhàng lên vùng nướu. Cách này có thể giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm viêm, tiêu sưng.

- Dùng sáp nha khoa: với những bạn đau do dây cung, mắc cài đâm vào môi vào má, bạn có thể dùng sáp nha khoa để khắc phục. Lấy 1 lượng sáp nha khoa nhỏ bằng hạt đậu, vo tròn và gắn lên khu vực mắc cài gây cọ sát. Hoặc với dây cung, bạn gắn sáp lên đầu dây cung nhô ra để ngăn dây cung đâm vào má. 

Khi nào niềng răng không đau

Khó có thể tránh khỏi việc niềng răng không đau. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng những mẹo giúp làm giảm thời gian đau nhức trong quá trình trước và trong niềng răng như bên trên. Bên cạnh đó, những phương pháp sau đây cũng là cách hiệu quả để làm giảm thiểu cơn đau khi niềng răng:

Lựa chọn loại mắc cài niềng răng phù hợp

Mức độ đau khi niềng răng còn tùy thuộc vào loại mắc cài mà bạn đã lựa chọn. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sĩ thường sẽ bắt đầu quá trình niềng răng với lực tác động vào dây cung tương đối nhẹ giúp bạn có thể thích nghi tốt, giảm áp lực về cơn đau trong niềng răng. So sánh về tính hiệu quả thì mắc cài tự buộc sẽ có độ phân bổ lực siết ổn định hơn mắc cài thường.

Tay nghề bác sĩ

Tay nghề bác sĩ cũng là một phần quan trọng trong việc quyết định niềng răng có đau hay không. Để hạn chế những rủi ro vì tay nghề của bác sĩ, tốt nhất bạn nên lựa chọn nhưng nha khoa uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Nếu thận trọng hơn, có thể ưu tiên những nha khoa chỉ chuyên sâu về niềng răng.

Nền xương, răng của bệnh nhân

Trước khi niềng răng, bạn cần được tiến hành chụp x-quang và khám tổng quát để xác định nền xương, tình trạng răng nhằm lựa chọn phương pháp niềng thích hợp. Đặc biệt, khi quyết định niềng răng sớm thì quá trình niềng có thể sẽ thuận lợi hơn, bởi càng lớn tuổi xương hàm sẽ càng cứng lại, việc điều trị chỉnh nha sẽ càng khó.

Niềng răng giúp can thiệp các trường hợp nào

Niềng răng can thiệp cải thiện các tình trạng sai lệch của răng như răng hô, răng móm, răng thưa, răng lệch lạc, ngoài ra những sai lệch về khớp cắn hay lệch hàm do răng, niềng răng là phương thức điều trị tốt và hợp lý nhất.

  • Niềng răng hô cải thiện góc chính diện góc nghiêng

  • Niềng răng móm cải thiện góc chính diện và góc nghiêng

  • Niềng răng thưa giúp kéo khít các khoản hở giữa các răng

  • Niềng răng lệch lạc giúp răng đều đặn

  • Niềng răng cắn chéo giúp hai cung hàm chuẩn tỷ lệ

  • Niềng răng cắn hở giúp răng hai cung hàm chuẩn tỷ lệ

>>Xem thêm: Sáp niềng răng có tác dụng gì?

Review địa chỉ niềng răng uy tín, chuyên nghiệp và ít đau nhức 

Để tìm được địa chỉ niềng răng uy tín, chuyên nghiệp, ít đau nhức thì bạn cần phải có những tiêu chí lựa chọn nha khoa đúng đắn, những nha khoa được sở Y tế cấp phép hoạt động, có đội ngũ Bác sĩ giỏi, đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình niềng cũng như chăm sóc, tư vấn kỹ những giai đoạn niềng răng cần làm gì thì chắc chắn các vấn đề đau khi niềng sẽ giảm đi đáng kể.

Up Dental được biết đến là nha khoa chuyên sâu điều trị về niềng răng với đội ngũ Bác sĩ giỏi, được đào tạo chuyên niềng, cam kết hiệu quả điều trị như tư vấn ban đầu, sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để lựa chọn niềng răng. Ngoài ra, Up Dental còn là nha khoa tiên phong thực hiện chính sách niềng răng trả góp 1 triệu/tháng, giảm ngay 1.000.000 đồng cho những bạn đang niềng răng là sinh viên. 

nha khoa uy tín

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental năm 2024

Chia sẻ trải nghiệm niềng răng của khách hàng tại Nha khoa Up Dental

Lương Bích Hằng

“Tuyệt vời! Tại vì có mấy lần mình đến Up Dental hơi trễ một xíu, mà vô đây các bạn rất nhiệt tình không có vấn đề gì với mình hết. Vô trong Bác sĩ thì nhiệt tình, với lại có gì Bác căn dặn rất kỹ lưỡng”

Nguyễn Hà An

“Em thấy kể cả Bác sĩ và các bạn đều tận tình giúp đỡ em, tại vì công việc của em không cố định được thời gian. Ví dụ hôm nay em hẹn, mà sáng em có thể hủy lịch bởi vì công việc của em, mấy bạn cũng tận tình xếp cho em một ngày khác. Còn tự dưng em bị sứt mắc cài, em gọi điện cho bạn, bạn kêu "đợi một xíu gọi điện lại", em cứ nghĩ là mai mới gọi, xong bạn gọi lại liền cho em bạn kêu vào ngày nào đó sớm nhất cho em, em thấy bạn rất tận tình.”

Nguyễn Võ Thảo Quỳnh

“Nhân viên dễ thương, nhiệt tình, lúc nào vô cũng vui vẻ. Còn Bác hơi ít nói một xíu, nhưng hỏi thì Bác cũng trả lời.”

>>Xem thêm: Niềng răng hô và các phương pháp niềng phổ biến hiện nay

>>Xem thêm: Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng