sm-zalo
Tư vấn miễn phí cùng
Bác sĩ chuyên môn
Nhận báo giá
và ưu đãi mới nhất
top-bannertop-banner
Bác sĩ Up Dental

Tư vấn chuyên môn bài viết

Đội ngũ bác sĩ Up Dental

100% tốt nghiệp Đại học Y Dược

Được đào tạo chuyên sâu về niềng răng

Tư vấn ngay

Mục lục nội dung

Vệ sinh răng miệng khi niềng răng là một việc vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả điều trị. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng khi niềng.

Tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng khi niềng răng

tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng

Với hầu hết mọi người thì chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách đã có thể giúp đảm bảo vệ sinh răng miệng, tuy nhiên với những ai đang niềng răng thì đánh răng thôi là chưa đủ. 

Vụn thức ăn và những mảng bám rất dễ mắc kẹt bên dưới dây cung, rãnh mắc cài và xung quanh dây thun. Các mảng bám tích tụ lâu ngày tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, các vi khuẩn này sẽ tấn công răng khiến bạn mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… 

Một số bệnh lý thường gặp khi răng miệng không được vệ sinh đúng cách:

1. Trường hợp răng bị sâu

Sâu răng là bệnh lý thường gặp, làm phá hủy cấu trúc của răng nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn trong các mảng bám răng miệng gây ra. Sâu răng thường bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt. Nếu không được chữa trị tình trạng răng sâu ngày càng nặng gây đau nhức khó chịu, nguy cơ dẫn đến mất răng.

Sâu răng khiến cấu trúc răng không còn nguyên vẹn, răng yếu hơn bình thường do đó không thể chịu được lực tác động từ các khí cụ gây ra. Việc này làm ảnh hưởng đến tiến trình niềng răng của bạn.

Không những thế thời gian niềng răng thường kéo dài từ 1 - 3 năm nếu không điều trị tận gốc sẽ làm lây lan, ảnh hưởng đến các răng lân cận. 

2. Trường hợp viêm nha chu:

Viêm nha chu là tình trạng nướu răng bị nhiễm trùng nặng tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng. Bệnh lý này là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám vôi răng tích tụ lâu này không được làm sạch tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công răng. Viêm nha chu trong thời gian dài không được điều trị dẫn đến tình trạng răng lung lay, mất răng, bên cạnh đó viêm nha chu cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Các bệnh lý răng miệng sẽ ảnh hưởng đến tiến trình điều trị, răng không chắc khỏe sẽ chịu lực tác động kém hơn vì thế mà thời gian chỉnh nha sẽ phải kéo dài hơn so với bình thường. Vì thế, việc lấy sạch mảng bám trên răng và xung quanh mắc cài thường xuyên là rất quan trọng. Có vậy, sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, bề mặt răng bên dưới mắc cài mới được khỏe mạnh và bóng đẹp.

[cta-braces-tea]

Các dụng cụ vệ sinh răng miệng thường sử dụng khi niềng răng

dụng cụ vệ sinh răng miệng

1. Bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng là một vật dụng cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đây là một dụng cụ thiết yếu để bảo vệ sức khỏe răng miệng vì vậy lựa chọn bàn chải phù hợp là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với người niềng, bàn chải có thể xem là vật ly thân. Theo các chuyên gia khuyến cáo, người niềng nên lựa chọn bàn chải lông mềm để đánh răng để tránh tổn thương răng và nướu.

2. Bàn chải kẻ

Khi niềng răng, thức ăn rất dễ bám vào các mắc cài và kẽ răng, nếu chỉ dùng bàm chải đánh răng thông thường sẽ không thể loại bỏ hết các mảng bám và vụn thức ăn bên trong kẽ răng. Bàn chải kẻ là một vật dụng giúp bạn làm sạch sâu bên trong kẽ răng. Với thiết kế nhỏ, có thể tự điều chỉnh bàn chải kẻ giúp bạn làm sạch những nơi mà bàn chải thông thường không chạm đến được. Bàn chải kẽ có 2 loại: loại hình chữ I giúp làm sạch các răng phía trước ví dụ như răng cửa. Loại hình chữ L giúp làm sạch các răng bên trong ví dụ như răng hàm.

3. Chỉ nha khoa 

Chỉ nha khoa là sợi dây mảnh, mềm, độ đàn hồi tốt, được làm vật liệu chuyên dụng an toàn cho sức khỏe. Khi ăn thức ăn rất dễ vắt vào các kẽ răng, chỉ nha khoa là một vật dụng giúp bạn loại bỏ thức ăn vướn vào kẽ răng một cách hiệu quả. Không chỉ loại bỏ mảng bám, chỉ nha khoa còn giúp bạn hạn chế mảng bám, vôi răng và phòng tránh nhiều vấn đề răng miệng thường gặp. Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay thế cho tăm tre để đảm bảo an toàn đến sức khỏe răng miệng. Chỉ nha khoa thường có hai loại: dạng cuộn tròn trong hộp nhỏ, người dùng có thể cắt ra theo độ dài phù hợp. Dạng tăm với sợi chỉ ngắn được gắn cố định trên một cung nhỏ hình chữ C.

4. Máy tăm nước

Máy tăm nước là một thiết bị giúp bạn làm sạch răng miệng nhanh chóng. Các tia nước đi vào kẽ răng giúp làm sạch mảng bám, lấy đi hết thức ăn thừa. Máy tăm nước giúp bạn tiếp cận được sâu vào khu vực bên trong hàm mà bạn khó làm sạch bằng chỉ nha khoa. Đối với người niềng răng đây là một dụng cụ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian vệ sinh răng miệng. Tia nước từ tăm nước có thể điều chỉnh ở nhiều mức độ nên sẽ không gây tổn thương răng miệng, không những vậy các tia nước rất dịu nhẹ nên có thể cải thiện sức khỏe nướu.

5. Nước súc miệng

Nước súc miệng là dung dịch có chứa chất khử khuẩn  như axit boric, menthol, kẽm sulfat, cetylpyridinium, chlorhexidine... Sử dụng nước súc miệng làm giảm sự tích tụ các mảng bám và giảm viêm nướu. Nước súc miệng này có vai trò diệt khuẩn tốt, được các bác sĩ khuyên dùng để giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng.

6. Kem đánh răng

Kem đánh răng có tác dụng làm sạch răng, có khả năng phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, giảm viêm nướu, giảm sự hình thành vôi răng, giảm nhạy cảm răng, giữ cho hơi thở thơm tho, có thể nói kem đánh răng là một bảo bối để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi lựa chọn kem đánh răng bạn nên lưu ý lựa chọn những loại có hàm lượng flour phù hợp, kem đánh răng chứa từ 1350 đến 1500 ppm fluor sẽ mang đến hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Như đã đề cập ở trên, khi niềng răng nếu không được vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Mách bạn 5 cách vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng

1. Chải răng bằng bàn chải lông mềm

Khi niềng răng và nướu rất dễ bị tổn thương vì thế bạn nên lựa chọn bàn chải lông mềm để vệ sinh bề mặt răng. Bạn nên chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng để tránh bung tuột mắc cài. Đồng thời chải cả lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây ra hôi miệng, viêm nha chu,…và nhiều bệnh lý khác.

2. Vệ sinh bằng bàn chải kẽ

Sau khi chải răng bằng bàn chải lông mềm, để làm sạch sâu các kẽ răng bạn cần sử dụng thêm bàn chải kẽ. Vị trí đặt bàn chải kẽ là khoảng trống tạo bởi lợi và khe giữa 2 răng sao cho bàn chải tạo một góc 90 độ với răng. Chuyển động có thể theo hướng từ ngoài vào trong hoặc ngược lại.

3. Sử dụng chỉ nha khoa

Sau khi đánh răng bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám và mảnh vụn thức ăn một cách triệt để. Lưu ý, khi sử dụng chỉ nha khoa bạn nên dùng lực một cách vừa đủ, tránh dùng lực quá mạnh khiến sợi chỉ cắt vào nướu, gây tổn thương mô mềm, dẫn đến chảy máu hoặc tách chân bám của nướu với răng.

4. Sử dụng kem đánh răng có chưa flouride

Khi vệ sinh răng miệng, bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride để bảo vệ hàm răng chắc chắn và khỏe mạnh trong suốt quá trình niềng răng. Fluoride trong kem đánh răng đóng một vai trò lớn trong việc giảm thiểu sâu răng và cải thiện sức khỏe răng miệng 

5. Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn

Sử dụng nước súc miệng hàng ngày là một yếu tố quan trọng trong thói quen vệ sinh răng miệng, nó có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, giữ cho hơi thở thơm mát và ngăn ngừa các bệnh lý về răng. Lưu ý, chỉ sử dụng lượng nước súc miệng được chỉ định trong hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Nên sử dụng nó 2 hoặc 3 lần một ngày sau khi đánh răng, để đạt được hiệu quả.

hướng dẫn chải răng đúng cách

Vệ sinh răng miệng khi niềng đạt được hiệu quả cao bạn cần lưu ý

  • Nên kết hợp đầy đủ các phương pháp trên để đạt hiệu quả tối ưu

  • Đánh răng ít nhât 2 lần/ ngày

  • Nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút

  • Thường xuyên thay bàn chải, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần, hoặc sau khi bàn chải có dấu hiệu xơ tua.

  • Vệ sinh răng nhẹ nhàng để tránh tình trạng rớt mắc cài.

>>Xem thêm: Giá niềng răng năm 2024 tại Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

Thẩm định răngThẩm định răng